Nỗi sợ hãi đang lớn dần rằng Anh có thể rời EU vào tháng 3/2019 với một thỏa thuận mơ hồ đến mức nó mang lại cho các công ty và nhà đầu tư một tương lai mờ mịt hơn nhiều so với thời điểm tháng 6/2016 khi cử tri Anh bỏ phiếu nhất trí chia tay EU trong một cuộc trưng cầu dân ý.
Áp lực chính trị càng gia tăng khi đề nghị duy nhất cho Brexit đã bị một lãnh đạo chủ chốt của EU chỉ trích mạnh mẽ hôm 20/9 và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mô tả những người nói việc rời khỏi khối sẽ dễ dàng là “những kẻ nói dối”.
“Triển vọng của một Brexit mơ hồ, chỉ có một tuyên bố chính trị mong manh về mối quan hệ EU – Anh trong tương lai được ban hành xuất bản cùng với thỏa thuận rút lui ràng buộc về mặt pháp lý”, Mujtaba Rahman thuộc nhóm tư vấn chính trị Eurasia Group cho biết.
Đối với không ít doanh nghiệp, một Brexit mù mờ có thể còn tồi tệ hơn là một kịch bản mà Vương quốc Anh rút khỏi EU mà không có thỏa thuận về việc tiếp cận ưu đãi đối với các thị trường rộng lớn của châu Âu. Mặc dù điều đó sẽ gây ra một cú sốc lớn, nhưng ít nhất các doanh nghiệp còn biết họ sẽ phải đối mặt với điều gì.
Stephen Phipson – Giám đốc điều hành của tập đoàn thương mại sản xuất EEF cho biết, một tương lai mịt mờ trong các năm tới chắc chắn sẽ gây nhiều thiệt hại nhất cho các nhà sản xuất nước ngoài lớn với các chuỗi cung ứng phức tạp xuyên biên giới.
Các tập đoàn đa quốc gia như Airbus, Siemens, BMW và Nissan (NSANF) đều nằm trong làn đạn. “Một nhà sản xuất ôtô có ba nhà máy ở đây và một ở Đông Âu, anh ấy sẽ đầu tư vào đó”, Phipson nói. “Hội đồng quản trị sẽ không quyết định đầu tư vốn bởi vì họ không chắc chắn về môi trường kinh doanh”.
Trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã trì hoãn hoạt động đầu tư của mình sau khi cử tri Anh bỏ phiếu Brexit, đơn giản bởi vì họ không biết liệu sẽ phải đối mặt với các quy định mới, thuế quan hoặc kiểm tra hải quan tại biên giới thế nào. Họ cũng không rõ liệu họ sẽ có thể tự do điều chuyển nhân viên giữa EU và Anh, hoặc bị buộc phải trả thuế mới.
BMW cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy xe Mini của mình tại Anh trong vòng một ngay sau Brexit bởi vì họ không thể chắc chắn nhận được các linh kiện cần thiết. Jaguar cũng viện dẫn sự không chắc chắn về Brexit như là một lý do để yêu cầu 1.000 công nhân chỉ làm việc 3 ngày một tuần cho đến Giáng sinh.
Một số giám đốc điều hành đã đặt hy vọng vào một đề xuất được Thủ tướng Anh Theresa May xây dựng nhằm duy trì mối quan hệ thương mại chặt chẽ Anh – EU về hàng hóa và sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả một giai đoạn chuyển tiếp gần 2 năm.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của EU, ông Donald Tusk, đã giữ một lập trường dứt khoát đối với kế hoạch – được gọi là Checkers – của bà Theresa May sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU tại Salzburg hôm thứ Năm.
Phát biểu với phóng viên sau cuộc họp hai ngày ở Salzburg, Áo, ông Tusk cho biết các lãnh đạo EU tin rằng kế hoạch Chequers của Thủ tướng May sẽ gây tổn hại tới thị trường chung đơn nhất của khối này. Ông Tusk nhấn mạnh có một số vấn đề EU không sẵn sàng thỏa hiệp, như bốn nguyên tắc tự do căn bản của thị trường chung châu Âu hay vấn đề biên giới Ireland. Phía EU cần những đảm bảo chính xác, rõ ràng và mạnh mẽ từ London và bày tỏ hy vọng hai bên có thể gặp nhau trong tư thế sẵn sàng hơn tại cuộc gặp thượng đỉnh EU vào ngày 18/10.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng nhận định các đề xuất của Thủ tướng May về quan hệ kinh tế Anh-EU hậu Brexit là “không chấp nhận được” do thiếu sự tôn trọng đối với thị trường chung EU.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Theresa May nhấn mạnh rằng kế hoạch của bà là con đường duy nhất. Bà May cũng tiếp tục khẳng định nếu không thể đạt được một thỏa thuận Brexit “chấp nhận được” đối với Anh, London sẵn sàng rời khỏi EU mà không có một thỏa thuận. Tuy nhiên, bà có thể buộc phải xây dựng lại kế hoạch dưới áp lực của EU, cũng như ngay trong đảng Bảo thủ của bà và phe đối lập.
Khi được hỏi về một kịch bản Brexit mù mờ được tiếp theo sau đó là việc Anh sẽ rời khỏi EU mà không có một thỏa thuận cuối cùng về thương mại, Phipson đã trả lời dứt khoát: “Nghe có vẻ rất không hấp dẫn”.
Trong một động thái có liên quan, Quỹ Tiền tệ quốc tế mới đây đã cảnh báo, kinh tế Anh sẽ suy yếu nếu nước này rời EU mà không đạt được một thỏa thuận Brexit. Và ngay cả trong trường hợp đạt được thỏa thuận, tài chính của Anh cũng sẽ ở trong tình trạng tệ hơn so với lựa chọn ở lại EU.
Báo cáo thường niên của IMF dự báo kinh tế Anh sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong 2 năm 2018 và 2019 nếu Anh và EU đạt được một thỏa thuận Brexit, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 1,75% nếu Anh ở lại EU. Còn trong trường hợp Brexit không thỏa thuận, kết quả sẽ còn tồi tệ hơn, Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cảnh báo.
Theo Thời báo ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,745 145 | 25,845 145 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |