Ngược với xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực, VND vững giá so với USD sau khi Fed tăng lãi suất 15:03 10/05/2022

Ngược với xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực, VND vững giá so với USD sau khi Fed tăng lãi suất

Đồng USD tuần qua tiếp tục duy trì đà tăng, với chỉ số Dollar Index (DXY) – chỉ số đo lường giá trị của đồng USD so với rổ tiền tệ khác – có thêm 0,5%. Tuy nhiên, VND hầu như đi ngang trong tuần qua, trái ngược với xu hướng giảm của các đồng tiền trong khu vực.

Tuần qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định nâng lãi suất ở mức cao lịch sử trong vòng hai thập kỷ qua và giảm quy mô tài sản nắm giữ ở mức cao kỷ lục, với kỳ vọng kiềm chế lạm phát nhưng vẫn không để kinh tế suy thoái.

Cụ thể, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản trong phiên họp chính sách tháng 5/2022, đưa lãi suất cơ bản của lên mức 0,75-1,0%. Đây là lần đầu tiên trong vòng 20 năm Fed nâng 50 điểm cơ bản trong một phiên họp. Đồng thời, đây cũng là lần thứ hai liên tiếp Fed nâng lãi suất sau hai năm liên tục hạ lãi suất xuống mức gần 0% để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng, với chỉ số Dollar Index tăng 0,5%. Sau khi Fed tăng lãi suất, các đồng tiền chủ chốt trong giỏ thanh toán quốc tế đã giảm mạnh. Trong đó, EUR gần như đi ngang, chỉ giảm 0,1%, thì bảng Anh (GBP) giảm mạnh 1,9% so với USD.

Các đồng tiền quốc gia mới nổi hầu như đều giảm mạnh, như: Nhân dân tệ (CNY) giảm mạnh 1,1%; bạt Thái (THB) giảm 0,34%. Trong khi đó, Việt Nam đồng (VND) trong các ngân hàng hầu như đi ngang trong tuần qua.

Theo Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research), yếu tố hỗ trợ chính tiền đồng trong giai đoạn này tiếp tục từ nguồn cung USD tích cực, với cán cân thương mại ước tính xuất siêu 2,5 tỷ USD trong bốn tháng đầu năm và FDI giải ngân 5,9 tỷ USD.

Bên cạnh đó, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM cho thấy dòng tiền kiều hối tích cực trong quý I/2022, đạt 1,8 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về chính sách tiền tệ, các chuyên gia nhận định, NHNN Việt Nam, cũng như NHTW các nước mới nổi ở châu Á, chưa chịu áp lực tăng lãi suất ngay sau khi Fed nâng lãi suất. Đó chủ yếu là do: Lạm phát ở các nền kinh tế này còn đang ở mức thấp; chỉ số giá tiêu dùng CPI chưa đến mức tăng vọt; cho phép các NHTW các nước này có chính sách thích ứng từ từ.

Với Việt Nam, mặc dù không kỳ vọng NHNN cắt giảm thêm các lãi suất chính sách chủ chốt của mình, nhưng giới chuyên gia cho rằng NHNN sẽ không nâng lãi suất điều hành trong vòng 3-6 tháng tới nhằm hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. “NHNN sẽ hỗ trợ thị trường thông qua hoạt động thị trường mở như bơm thanh khoản tiền đồng; mua vào ngoại hối hay nâng trần tăng trưởng tín dụng cho các NHTM…”, MSB Research cho biết.

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022-2023, nền kinh tế bắt đầu có sự hồi phục khi dịch bệnh được kiểm soát; để giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, nhất là Fed, có xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất… TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần tiếp tục tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối chủ động, linh hoạt nhằm ổn định tỷ giá, góp phần kiểm soát lạm phát và hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp vay nợ nước ngoài nhiều.

Ngoài ra, TS. Cấn Văn Lực cũng lưu ý, cần xây dựng kế hoạch với các chính sách, giải pháp đồng bộ, nhất quán nhằm tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài. Chủ động, linh hoạt và phối hợp chính sách, thực thi chính sách hiệu quả hơn là rất cần thiết.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,490 -40 25,600 -30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140