“Kiềm chế lạm phát dưới 4% là khó đạt được” 17:23 26/04/2022

“Kiềm chế lạm phát dưới 4% là khó đạt được”

Thời gian qua, lạm phát toàn cầu đã gia tăng khá mạnh đồng thời tác động ảnh hưởng gây ra áp lực lạm phát trong nước. Dự báo GDP Việt Nam 2022 có thể đạt mức 6-6,5%, nhưng khó giữ mục tiêu lạm phát 4%.

Nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố đề cập tới sức ép lạm phát của Việt Nam trong năm nay.

“Tăng trưởng kinh tế Việt Nam khả năng cao đạt được mục tiêu 6,5% trong năm 2022, tuy nhiên kiềm chế lạm phát dưới 4% là khó đạt được”.

Nội dụng trên được phó giáo sư, tiến sỹ Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại Hội thảo Khoa học quốc gia để đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, do trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, ngày 25/4.

Ông Thành cho hay việc thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng giá các loại hàng hóa cơ bản cộng thêm cuộc chiến Nga – Ukraine khiến giá năng lượng leo thang ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất trong nước, gây sức ép lớn đến chỉ số lạm phát trong năm 2022.

Thời gian qua, lạm phát toàn cầu đã gia tăng khá mạnh đồng thời tác động ảnh hưởng gây ra áp lực lạm phát trong nước.

Tín dụng trên GDP của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước trong khu vực ASEAN trong khi tăng trưởng đang thấp hơn nhiều so với sản lượng tiềm năng. Điều này cho thấy dấu hiệu của sức ép rủi ro lạm phát trong trung và dài hạn.

Thêm vào đó, nhóm phân tích báo cáo đánh giá diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới cũng như trong nước đã tăng cao trong quý I đặt ra những thách thức rất lớn đến kinh tế.

“Nếu giá xăng dầu tăng 45,2%, ảnh hưởng trực tiếp tức thời đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,6%, chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng khoảng 2,34%. Trong trường hợp Dự thảo được thực hiện, giá xăng dầu tăng so với bình quân năm 2021 khoảng 41%, ảnh hưởng trực tiếp đến giá tiêu dùng tăng 0,5%; chỉ số giá sản xuất tăng 2,2%”, PGS.TS Tô Trung Thành cho hay.

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

Với tình hình dịch bệnh mới và được thúc đẩy bởi gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt được mục tiêu 6,5% như kỳ vọng. Động lực tăng trưởng kinh tế vẫn đến từ đầu tàu khu vực kinh tế đối ngoại, đóng góp lớn đến sản xuất sản phẩm chế biến chế tạo và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch, đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022. Những chính sách đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm được thực hiện giúp tăng các mức chi tiêu, đóng góp lớn vào quy mô nền kinh tế.

Về phía sản xuất, ngành dịch vụ có cơ hội hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế. Đây là ngành có vai trò lớn trong đóng góp vào tăng trưởng trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng năm 2022 cũng được dự báo ở mức cao hơn, thông qua dự báo tăng trưởng TFP và năng suất lao động được cải thiện.

Trên cơ sở đó, báo cáo khuyến nghị, Chính phủ cần quán triệt ba quan điểm cơ bản khi đưa ra các chính sách. Đầu tiên, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với Covid-19”.

Thứ hai, để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế thì sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng.

Tuy nhiên, chính sách cần được nới lỏng một cách thận trọng để tránh gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô”, báo cáo lưu ý.

Cuối cùng, dư địa chính sách dần thu hẹp, các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,490 -40 25,600 -30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140