Theo một số nhận định ban đầu của các chuyên gia, có vẻ như bất kể ai thắng cử Tổng thống thì Pháp cũng không có khả năng đi chệch khỏi cách tiếp cận quy định đối với tiền ảo trên toàn châu Âu. Cả đương kim Tổng thống Emmanuel Macron và nhà dân túy cánh hữu Marine Le Pen đều được đánh giá là sẽ không mang lại bất kỳ thay đổi chính sách quan trọng nào liên quan nền kinh tế kỹ thuật số của Pháp. Nói cách khác, thị trường tiền ảo EU có thể vẫn bị thắt chặt với loạt quy định nghiêm khắc nhất.
Pháp không thân thiện với công nghệ và tài sản kỹ thuật số
Bất chấp những nỗ lực đáng chú ý của chính quyền hiện tại để nắm lấy ngành công nghệ thông tin, về nhiều mặt, Pháp vẫn không phải là một quốc gia đặc biệt thân thiện với công nghệ. Trong nhiều năm, các cơ quan chức năng của họ đã đấu tranh với mục tiêu tiên phong châu Âu là chống lại các hoạt động “tối ưu hóa” thuế của những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
Về cách thức quản lý, Pháp không có một chế độ cụ thể cho tiền ảo, nhưng môi trường quản lý chung là khá khắc nghiệt. Luật chính điều chỉnh ngành này là Kế hoạch hành động 2019 để phát triển và chuyển đổi kinh doanh của doanh nghiệp, hay còn gọi là PACTE.
Nó bắt buộc bất kỳ công ty tiền ảo nào ở Pháp (được định nghĩa hợp pháp là nhà cung cấp dịch vụ tài sản kỹ thuật số) phải đăng ký với Cơ quan quản lý thị trường tài chính (AMF) và tuân thủ các yêu cầu của Cơ quan chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố (AML/CFT).
Có lẽ vấn đề đau đầu nhất đối với ngành công nghiệp tiền ảo là chính sách. Thực tế, các ngân hàng Pháp chỉ “miễn cưỡng” mở tài khoản ngân hàng cho các công ty tiền điện tử. Trong khi đó, ngân hàng trung ương Pháp đang tích cực nghiên cứu một loại tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC).
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp François Villeroy de Galhau đã nhiều lần thúc giục việc đẩy nhanh tiến độ của việc áp đặt khuôn khổ quy định về tiền ảo trên toàn châu Âu. Tuy nhiên, quan điểm của de Galhau về vấn đề này không hề thân thiện.
Nhấn mạnh mối đe dọa tiền điện tử làm xói mòn “chủ quyền tiền tệ”, ông ước tính rằng châu Âu chỉ có 1 hoặc 2 năm để giải quyết vấn đề. Các cơ quan quản lý của Liên minh Châu Âu EU đã phản ứng bằng một số sáng kiến lớn, chẳng hạn như tăng cường công việc trên khung quy định Thị trường tài sản tiền điện tử và bản sửa đổi Quy định chuyển tiền hiện tại với sự giám sát chặt chẽ hơn đối với các giao dịch của các cá nhân.
Tuy nhiên, chính phủ Pháp đã nỗ lực hỗ trợ ngành công nghiệp tiền điện tử trong nước, đưa ra một số đổi mới nhất định. Vào tháng 11/2021, sát cánh cùng Cédric O, Ngoại trưởng Pháp về nền kinh tế kỹ thuật số, Giám đốc điều hành Binance Changpeng “CZ” Zhao đã công bố quan hệ đối tác với hiệp hội công nghệ tài chính địa phương Pháp FinTech, cam kết chi 115 triệu USD cho sự phát triển của ngành tiền ảo toàn châu Âu.
Quan điểm của 2 ứng viên Tổng thống Pháp về Bitcoin, tiền ảo
Theo một nghiên cứu gần đây, chỉ 4% người trưởng thành Pháp xem xét bỏ phiếu dựa trên quan điểm của tân Tổng thống về tiền ảo. Đây là một con số rất khiêm tốn.
Bản thân là một cựu nhân viên ngân hàng, đương kim Tổng thống Macron đã có một lập trường thận trọng bằng cách lặp lại phần lớn các lời kêu gọi có nhiều quy định hơn. Ông ưu tiên các mối quan tâm của khu vực ngân hàng Châu Âu hơn là lợi ích của nền kinh tế kỹ thuật số. Về phần mình, bà Le Pen, luôn thích nói về các mối đe dọa nhập cư hơn là nền kinh tế kỹ thuật số. Bà thậm chí có quan điểm bài xích Bitcoin, tiền ảo. Trước cuộc bầu cử năm 2016, bà cũng kêu gọi cấm Bitcoin.
Về cơ bản, dù ai lên nắm quyền, Pháp vẫn sẽ tuân thủ quy trình quản lý toàn châu Âu đối với tiền ảo, Bitcoin. Phát biểu với Cointelegraph, ông Stephen Stonberg, Giám đốc điều hành của sàn giao dịch tiền điện tử Bittrex Global nhận xét: “Không có khả năng Pháp sẽ có bất kỳ vấn đề lớn nào với quy định sắp tới của EU về Thị trường tài sản tiền điện tử [MiCA], vì các cơ quan quản lý của Pháp sẽ nhận thức được rằng một cách tiếp cận toàn châu Âu sẽ là cần thiết để giám sát toàn ngành”.
“Trên thực tế, nhiều khả năng các cơ quan quản lý của Pháp đang chờ MiCA trước khi đưa ra bất kỳ động thái hoặc cam kết lớn nào”, ông nói thêm.
Theo Vietnambiz
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |