Sự siết chặt thanh khoản về bản chất là khi các điều kiện kinh tế ở một quốc gia trở nên quá chặt chẽ, việc vay nợ trở nên khó khăn hơn, dẫn tới giảm tiêu dùng và đầu tư, cuối cùng là tăng trưởng kinh tế.
Hiện lãi suất tại Mỹ đang tăng cao và các NHTW trên toàn thế giới đang thoát khỏi các chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo đã được áp dụng trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khoảng một thập kỷ trước.
“Bên cạnh (điều kiện kinh tế chặt chẽ hơn), có những yếu tố phi kinh tế. Ý tôi là chiến tranh thương mại, rủi ro địa chính trị có thể là danh sách tiềm năng của các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu”, Choi nói và nhấn thêm rằng, không dễ giải quyết chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. “Về vấn đề đó, tôi có chút bi quan”, ông nói về động thái đánh thuế theo kiểu ăn miếng trả miếng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc và hầu hết các sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc là hàng hóa trung gian được Bắc Kinh tinh chế và bán cho phần còn lại của thế giới.
Choi nói rằng, nếu tranh chấp thương mại leo thang và xuất khẩu của Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thuế quan của Mỹ, thì điều đó cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Hàn Quốc.
Thật vậy, vào tháng Bảy, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc đã cảnh báo rằng, cuộc chiến thương mại có thể có “những rủi ro suy giảm (tốc độ tăng trưởng) nghiêm trọng” đối với nền kinh tế hướng về xuất khẩu của Hàn Quốc nếu tác động lan rộng ra thị trường toàn cầu. Nhưng Bộ trưởng Thương mại nói rằng, bên cạnh các tác động tiêu cực, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung cũng có những tác động tích cực đối với Hàn Quốc vì một số hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế có thể được thay thế bằng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc, Reuters đưa tin.
Không ít chuyên gia kinh tế cũng lo ngại cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là rủi ro lớn nhất đối với kinh tế toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Choi nói rằng nền kinh tế thế giới nói chung là an toàn hơn trước đây, và các nước đang chuẩn bị tốt hơn để giải quyết cuộc suy thoái tiếp theo.
Theo Choi, điều đó đặc biệt đúng đối với các thị trường mới nổi đã dành hầu hết thập kỷ qua tiến hành cải cách cơ cấu để làm cho nền kinh tế của họ mạnh hơn. “Mặc dù có rất ít quốc gia đang hứng chịu tác động từ các cú sốc bên ngoài… thị trường mới nổi đã được chuẩn bị tốt về (có một) mạng lưới an toàn”, ông nói.
Theo Thời báo Ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,745 145 | 25,845 145 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |