Mức tăng quý II vượt xa dự báo 2,3% của các nhà kinh tế do QUICK khảo sát. Mức tăng trưởng hàng quý đạt 0,8%, cao hơn dự đoán 0,5% của các nhà kinh tế do Reuters khảo sát.
Chi tiêu tiêu dùng – chiếm hơn một nửa GDP, đã tăng 1% trong quý 2, cao hơn dự báo 0,5% và là lần tăng đầu tiên trong 5 quý. Chi tiêu vốn, một động lực quan trọng khác của tăng trưởng, cũng tăng 0,9% trong quý II.
Dữ liệu mới được công bố sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất lên 0,25% vào cuối tháng 7 và có kế hoạch giảm dần việc mua trái phiếu chính phủ với số lượng lớn. Đây được coi là những động thái tích cực cho thấy BoJ ngày càng tự tin vào sự phục hồi của nền kinh tế.
Sau thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương là dữ liệu của Bộ Lao động trong tháng 6 cho thấy mức lương thực tế lần đầu tiên tăng kể từ tháng 3/2022, tăng 1,1% so với năm trước.
Trong khi đó, lạm phát vẫn ở trên mức mục tiêu 2% của BoJ. Trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm thực phẩm, đã tăng 2,6% so với năm trước.
Marcel Thieliant, phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Capital, cho biết: “Sự phục hồi mạnh mẽ của GDP quý II được thúc đẩy nhờ tiêu dùng tăng lần đầu tiên trong hơn 1 năm và sẽ thúc đẩy BoJ có thể tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay”.
“Kết quả GDP quý II của Nhật rất tích cực và đây sẽ là động lực để BOJ tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian tới”, ông Jun Saito, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, nhận xét với CNBC.
Tuy nhiên, ông Saito dự báo kinh tế Nhật sẽ chỉ tăng trưởng “khiêm tốn” trong phần còn lại của năm nay do quý đầu tăng trưởng âm. Theo ông, trong bối cảnh chênh lệch lãi suất giữa Nhật và Mỹ đang được thu hẹp, đồng yên nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng giá so với USD và điều này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của quốc gia châu Á.
“Nhìn vào những yếu tố này, tôi cho rằng triển vọng tăng trưởng của kinh tế Nhật không quá khả quan, bởi tác động tiêu cực từ hoạt động xuất khẩu và mức tăng GDP cũng không quá mạnh”, ông nói thêm.
Vị chuyên gia dự báo BoJ sẽ theo dõi phản ứng của thị trường trước khi thực hiện các động thái thắt chặt chính sách. Điều này đồng nghĩa Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ có các chính sách tiền tệ “linh hoạt hơn” trong thời gian tới.
Ngày 15/8, báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp, một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 7 năm nay.
Trên cơ sở hàng tháng, sản lượng công nghiệp tăng nhẹ 0,35% trong tháng Bảy so với tháng trước đó. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đo lường hoạt động của các doanh nghiệp có doanh thu kinh doanh chính hàng năm ít nhất là 20 triệu Nhân dân tệ (khoảng 2,8 triệu USD).
Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 7 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 3.780 tỷ nhân dân tệ (khoảng 528,82 tỷ USD).
Trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 27.370 tỷ nhân dân tệ. Chỉ số sản xuất dịch vụ trong tháng 7 cũng tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh hơn 0,1% so với tháng trước.
Trong khi đó, giá nhà mới tại Trung Quốc giảm với tốc độ nhanh nhất trong 9 năm vào tháng 7 khi các chính sách hỗ trợ chưa thể ổn định thị trường và khôi phục niềm tin vào lĩnh vực đang gặp khó khăn này.
Giá nhà mới giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước, sâu hơn mức giảm 4,5% của tháng Sáu.
Theo các nhà phân tích, mục tiêu tăng trưởng GDP 5% của Trung Quốc năm 2024 có thể quá tham vọng ngay cả khi các chỉ số kinh tế khác như sản xuất công nghiệp đã ổn định.
Tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,520 20 | 25,620 -180 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |