Theo hãng tin Bloomberg, các ngân hàng trung ương – đối tượng nắm giữ nhiều vàng nhất – có vẻ như đang “chán” kim loại quý này.
Dựa trên số liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Bloomberg cho biết, trong quý 2 vừa qua, khối lượng vàng mà các ngân hàng trung ương mua ròng đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Đây là quý thứ ba liên tiếp các ngân hàng trung ương giảm mua ròng vàng, đánh dấu chuỗi quý giảm mua dài nhất trong vòng ít nhất 5 năm trở lại đây.
Các ngân hàng trung ương giảm mua vàng trong năm 2016 trong bối cảnh giá vàng tăng mạnh trong nửa đầu năm. Ngoài ra, nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu giảm sút cũng được cho là lý do khiến các nước đang phát triển mua ít vàng hơn cho dự trữ quốc gia.
“Lượng mua vàng của các ngân hàng trung ương đã giảm mạnh. Đây có thể sẽ là một nhân tố rất quan trọng đối với thị trường”, nhà phân tích hàng hóa cơ bản Thorsten Proettel thuộc công ty Landesbank Baden-Wuertemberg nhận định.
Mấy năm qua, hoạt động gom mua của các ngân hàng trung ương giữ vai trò khiến giá vàng tăng, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vào năm 2011, giá vàng thế giới đã tăng lên mức cao chưa từng có trong lịch sử khi vượt ngưỡng 1.900 USD/oz.
Trước đó, dự trữ vàng của các quốc gia đã liên tiếp giảm trong khoảng 2 thập kỷ. Tuy nhiên, từ năm 2008, các ngân hàng trung ương ngừng bán vàng, và chuyển sang mua ròng liên tục. Tính đến tháng 6 năm nay, các ngân hàng trung ương có mức nắm giữ vàng cao nhất trong khoảng 15 năm.
Sự giảm tốc gần đây có thể là một tín hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương bắt đầu “mệt mỏi” với vàng, nhất là đối với những quốc gia có kim ngạch xuất khẩu suy giảm.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kim ngạch thương mại toàn cầu trong tháng 4 năm nay đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010. Còn theo dữ liệu của Bloomberg, dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm khoảng 8% so với mức đỉnh cách đây 2 năm.
Một ví dụ điển hình là Trung Quốc, nước đã tích lũy dự trữ vàng lớn thứ 5 thế giới khi trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc đã giảm 1/4 trong vòng 1 năm trở lại đây. Dự trữ ngoại hối của nước này cũng giảm 1/5 từ mức khoảng 4 nghìn tỷ USD vào năm 2014.
Sự suy giảm này có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc không mua vàng cho dự trữ quốc gia trong tháng 5, và chỉ mua hạn chế trong tháng 7.
So với đỉnh giá kể từ đầu năm thiết lập vào tháng 7, giá vàng thế giới hiện giảm gần 4%, giao dịch trên 1.320 USD/oz. Trong 6 tháng đầu năm, giá vàng tăng 25%.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, có 21 quốc gia từ Mozambique tới Mông Cổ tăng dự trữ vàng. 6 tháng đầu năm nay, con số này giảm còn 10 nước, trong đó chỉ có 4 nước mua hơn 1 tấn vàng mỗi nước.
Một số nước thậm chí còn chuyển sang bán ròng vàng. Dự trữ vàng của Venezuela đã giảm 25% trong nửa đầu năm nay trong bối cảnh nước này vật lộn với khủng hoảng kinh tế.
Theo Vneconomy
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,740 90 | 25,840 90 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |