Nouriel Roubini: 10 lý do sẽ chín muồi cho một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2020 14:49 14/09/2018

Nouriel Roubini: 10 lý do sẽ chín muồi cho một cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2020

Khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 10 năm sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, thì vẫn đang có những cuộc tranh luận tiếp tục diễn ra về nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu vào cuối năm 2007. Và liệu những bài học cần thiết để chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có được tiếp thu hay không.

Nhưng nếu nhìn về phía trước, câu hỏi có liên quan hơn là những gì thực sự sẽ kích hoạt cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu tiếp theo, và đó là khi nào.

Với sự mở rộng kinh tế toàn cầu có thể sẽ tiếp tục trong năm tới, khi Hoa Kỳ vẫn đang thâm hụt ngân sách lớn, Trung Quốc đang theo đuổi các chính sách tài khóa và tín dụng lỏng lẻo, và châu Âu vẫn đang trên con đường phục hồi. Nhưng đến năm 2020, các điều kiện sẽ chín muồi cho một cuộc khủng hoảng tài chính, và theo sau là một cuộc suy thoái toàn cầu.

Dưới đây là 10 lý do cho thấy tại sao.

Đầu tiên, các chính sách kích thích tài khóa hiện đang đẩy tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Hoa Kỳ vượt quá mức tiềm năng 2% của nó là không bền vững. Đến năm 2020, sự kích thích sẽ cạn kiệt, và chỉ cần một lực cản tài chính khiêm tốn cũng có thể kéo tăng trưởng từ 3% rớt về lại dưới 2%.

Thứ hai, vì các chính sách kích thích kinh tế kém hiệu quả, nền kinh tế Mỹ hiện đang quá nóng, và lạm phát đang tăng lên trên mục tiêu. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) do đó sẽ tiếp tục tăng lãi suất liên bang từ mức 2% hiện tại lên ít nhất 3,5% vào năm 2020, và điều đó có thể sẽ đẩy lãi suất ngắn hạn và dài hạn cũng như đồng đô la Mỹ lên cao chót vót.

Trong khi đó, lạm phát cũng đang gia tăng ở các nền kinh tế chủ chốt khác, và giá dầu tăng cũng đang góp phần gây thêm áp lực lạm phát. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương (NHTW) lớn khác sẽ đi theo FED về việc bình thường hóa chính sách tiền tệ, điều này sẽ làm giảm thanh khoản toàn cầu và gây áp lực lên lãi suất.

Thứ ba, tranh chấp thương mại của chính quyền Trump với Trung Quốc, Châu Âu, Mexico, Canada, và những quốc gia khác gần như chắc chắn sẽ leo thang, dẫn đến tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn.

Thứ tư, các chính sách khác của Mỹ sẽ tiếp tục gây thêm áp lực lạm phát, khiến FED tăng lãi suất cao hơn. Chính quyền hạn chế đầu tư vào trong nước lẫn ngoài nước cũng như ngăn cấm chuyển giao công nghệ, điều này sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Trong khi đó, chính sách hạn chế những người nhập cư, vốn cần thiết để duy trì tăng trưởng khi dân số Hoa Kỳ già đi, cũng sẽ gây tác dụng tiêu cực. Chính quyền cũng không khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế xanh, cũng như không có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng để giải quyết các tắc nghẽn cho phía cung của nền kinh tế.

Thứ năm, sự tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới có thể sẽ chậm lại – thậm chí còn nhiều hơn khi các nước khác sẽ thấy buộc phải trả đũa chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ. Trung Quốc phải làm chậm tăng trưởng của mình để đối phó với hàng hóa dư thừa và đòn bẩy quá mức; nếu không, một điểm hạ cánh cứng cũng sẽ được kích hoạt tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Và các thị trường mới nổi mong manh sẽ tiếp tục cảm thấy bị tác động xấu không mong muốn từ chủ nghĩa bảo hộ và chính sách thắt chặt tiền tệ ở Hoa Kỳ.

Thứ sáu, châu Âu cũng sẽ tăng trưởng chậm hơn, cũng do thắt chặt chính sách tiền tệ và các vấn đề thương mại. Hơn nữa, chính sách dân túy ở các nước như Ý có thể dẫn đến một động thái nợ không bền vững trong khu vực đồng euro. Nhưng vấn đề có tính “vòng lặp” theo chu kỳ chưa được giải quyết giữa các chính phủ và các ngân hàng trong khu vực đang nắm giữ nợ công sẽ khuếch đại các vấn đề tồn tại của một liên minh tiền tệ không hoàn chỉnh, trong khi sự chia sẻ rủi ro không đầy đủ. Dưới những điều kiện này, một cuộc suy thoái toàn cầu khác có thể khiến Italy và các nước khác ly khai khỏi khu vực đồng euro.

Thứ bảy, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và toàn cầu bắt đầu “sủi bọt”. Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) của chứng khoán Hoa Kỳ cao hơn 50% so với mức trung bình lịch sử, định giá cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân đã trở nên quá mức và trái phiếu chính phủ quá đắt, do lợi suất thấp và phí bảo hiểm âm. Và lãi suất cho vay cũng ngày càng trở nên đắt đỏ hơn, trong bối cảnh tỷ lệ đòn bẩy của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đạt đến mức cao trong lịch sử.

Hơn nữa, tỷ lệ đòn bẩy ở nhiều thị trường mới nổi và một số nền kinh tế phát triển rõ ràng là cao quá mức. Bất động sản thương mại và dân cư đã trở nên quá đắt ở nhiều nơi trên thế giới. Việc điều chỉnh thị trường mới nổi từ cổ phiếu, hàng hóa và các khoản thu nhập cố định sẽ tiếp tục khi giông tố bắt đầu xảy đến với các thị trường toàn cầu. Và khi các nhà đầu tư bắt đầu có những dự đoán về sự tăng trưởng chậm lại trong năm 2020, thị trường sẽ sớm tháo chạy khỏi các tài sản rủi ro ngay từ năm 2019.

Thứ tám, một khi sự điều chỉnh xảy ra, nguy cơ thiếu thanh khoản và sụt giảm trong hoạt động sản xuất, bán hàng, nền kinh tế hạ cánh cứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Sẽ có những hoạt động giảm giá thị trường và kho bãi của các đại lý môi giới. Các giao dịch có tần suất cao hoặc đặt trước tự động dựa trên các thuật toán được thiết lập quá mức sẽ càng làm tăng khả năng xảy ra sự cố đổ vỡ và rơi vào tình trạng ngừng giao dịch ở các thị trường. Trong khi đó, các công cụ thu nhập cố định đã trở nên tập trung hóa vào các quỹ ETF và quỹ tín dụng.

Trong trường hợp rủi ro quá cao, các thị trường mới nổi cũng như các khu vực tài chính phát triển với các khoản nợ bằng đô la lớn sẽ không còn quyền tiếp cận FED như một người cho vay cuối cùng. Với lạm phát gia tăng và chính sách bình thường đang được tiến hành, thì các NHTW sẽ không tiếp tục cung cấp thanh khoản rộng rãi như những năm sau khủng hoảng.

Thứ chín, tổng thống Trump đã chỉ trích FED dù tỷ lệ tăng trưởng đạt được gần đây là 4%. Thử suy nghĩ nếu như tăng trưởng có khả năng sẽ giảm xuống dưới 1% và tình trạng mất việc làm xuất hiện, thì cách ông sẽ hành xử trong cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 2020 có thể còn khủng khiếp ra sao. Trump luôn bị cám dỗ bởi sự tập trung vào những vấn đề tiểu tiết để gây chú ý, do đó ông có thể lại tiếp tục gây ra một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại, đặc biệt nếu Đảng Dân chủ chiếm lại Hạ viện trong năm nay.

Kể từ khi Trump bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và cho thấy sẽ không sợ các cuộc tấn công hạt nhân từ Bắc Triều Tiên, thì mục tiêu tốt nhất cuối cùng của ông sẽ là nhằm vào Iran. Bằng cách kích động một cuộc đối đầu quân sự với quốc gia đó, ông sẽ gây ra một cú sốc địa chính trị kinh hoàng mà không giống như các cú sốc giá dầu năm 1973, 1979 và 1990. Không cần phải nói, điều đó sẽ làm cho cuộc suy thoái toàn cầu càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cuối cùng, khi cơn bão hoàn hảo được nói đến ở trên xảy ra, các công cụ chính sách để giải quyết nó lại bị thiếu hụt. Không gian kích thích tài khóa đã bị giới hạn bởi nợ công lớn. Khả năng cho các chính sách tiền tệ độc đáo hơn sẽ bị hạn chế bởi bảng cân đối kế toán cồng kềnh của các NHTW, dẫn đến thiếu khoảng không để cắt giảm lãi suất chính sách. Và các khoản cứu trợ tài chính trong ngành như trước đây giờ sẽ không thể chấp nhận được ở các quốc gia có phong trào dân túy nổi loạn và các chính phủ gần như phá sản.

Đặc biệt là tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp đã hạn chế khả năng của FED trong việc cung cấp thanh khoản cho các tổ chức tài chính phi ngân hàng và nước ngoài với các khoản nợ bằng đô la. Ở châu Âu, sự gia tăng của các đảng dân túy đang làm cho việc theo đuổi các cải cách cấp EU cũng như tạo ra các thể chế cần thiết để chống lại cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái tiếp theo sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Không giống như năm 2008, khi chính phủ có các công cụ chính sách cần thiết để ngăn chặn đà rơi tự do của nền kinh tế, thì lần này các nhà hoạch định chính sách phải đương đầu với cuộc suy thoái trong tình trạng bị trói tay, trong khi mức nợ tổng thể còn cao hơn so với cuộc khủng hoảng trước đó. Khi nó xảy ra, cuộc khủng hoảng và suy thoái kế tiếp có thể thậm chí còn nghiêm trọng và kéo dài hơn những lần trước đó.

Theo TGTT

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,500 -245 25,800 -45

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,08424 25,4544

  AUD

16,23851 16,92853

  CAD

17,72720 18,48121

  JPY

1600 1700

  EUR

26,848110 28,320116

  CHF

28,582120 29,797125

  GBP

31,831-144 33,184-150

  CNY

3,4676 3,6146