Lý do khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm trước nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+ 18:02 06/12/2023

Lý do khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm trước nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC+

Giá dầu tiếp tục gặp áp lực khi các nhà giao dịch vẫn hoài nghi về chính sách cắt giảm tự nguyện gần 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024 của OPEC+.

Trong cuộc họp tuần qua, OPEC+ đã công bố thỏa thuận giảm nguồn cung hơn 2 triệu thùng/ngày, trong đó khoảng một nửa đến từ Ả Rập Xê Út. OPEC+ cũng cho biết thời hạn của những đợt cắt giảm này sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường.

Matt Smith, nhà phân tích dầu hàng đầu của Kpler cho biết: “Lý do giá giảm không chỉ trong vài ngày qua mà trong vài tháng qua, vừa do nhu cầu yếu, vừa do nguồn cung mạnh”. Kpler dự báo Ả Rập Xê Út sẽ duy trì mức cắt giảm 1 triệu thùng/ngày trong suốt năm 2024.

“Trong khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, vẫn có nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Guyana, Brazil… đã tăng sản lượng. Thậm chí, các thành viên của OPEC như Venezuela và Iran cũng đang tăng sản lượng. Về cơ bản, OPEC+ đang nhường chỗ cho nguồn cung ngoài khối, trong khi bức tranh nhu cầu bắt đầu dịu đi”.

Ngoài ra, do việc cắt giảm sản lượng là tự nguyện nên việc giá dầu sụt giảm đã phản ánh sự nghi ngờ trên thị trường về việc liệu các nhà sản xuất có hoàn toàn cam kết với họ hay không.

Sản lượng dầu ở Mỹ lập kỷ lục trong hai tháng liên tiếp. Ảnh minh họa

Trong khi đó, sản lượng dầu ở Mỹ lập kỷ lục trong hai tháng liên tiếp, đặt ra thách thức đối với quyền kiểm soát thị trường của Saudi Arabia với tư cách là nhà lãnh đạo trên thực tế của OPEC. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tháng 9/2023, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Mỹ đã tăng 224.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, lên 13,4 triệu thùng/ngày.

Theo Reuters, các nhà sản xuất dầu khí của Mỹ đã có thể tận dụng việc cắt giảm nguồn cung của OPEC trong những tháng gần đây và từ đó chiếm được nhiều thị phần hơn.

Ngoài ra, đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần so với các đồng tiền chủ chốt sau khi dữ liệu mới cho thấy cơ hội việc làm của Mỹ trong tháng 10/2023 giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021, có thể làm giảm nhu cầu dầu bằng cách làm cho nhiên liệu này trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Tuần trước, ông Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, đã nhấn mạnh rằng giá dầu Brent di chuyển xuống dưới mức thấp gần đây là 77 USD/thùng sẽ là khởi động cho xu hướng giảm giá.

Giới chuyên gia cũng cảnh báo 2024 có thể là một năm khó khăn trên thị trường dầu mỏ. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán mức tiêu thụ xăng ở nước này sẽ giảm trong năm 2024 do ngày càng có nhiều người làm việc kết hợp giữa trực tiếp và từ xa, động cơ ô tô hiệu quả hơn và số lượng xe điện ngày càng tăng.

Tuy nhiên, nhà phân tích Edward Moya tại OANDA đánh giá, thị trường dầu mỏ sẽ vẫn ổn định với triển vọng nhu cầu thấp và bất kỳ diễn biến mới nào trong cuộc xung đột Israel-Hamas có thể kéo theo sự gián đoạn nguồn cung.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,700 45 25,800 45

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140