Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng âm, trong bối cảnh các quy định phòng dịch Covid-19 tác động tiêu cực tới lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, đà tăng giá cả hàng hóa cũng tạo ra nhiều áp lực tăng trưởng mới, khiến nhiều người quan ngại về rủi ro nền kinh tế sụt giảm mạnh hơn trong tương lai.
Đây chính là thử thách lớn đối với tham vọng tăng trưởng và phân phối tài sản trong chiến lược “chủ nghĩa tư bản mới” của thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Cụ thể, trong kỳ báo cáo, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Nhật Bản giảm 0,2% so với quý trước đó và giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản vẫn tiếp tục dao động theo đồ thị hình sin khi có tới 3 trong 5 quý gần nhất bị tăng trưởng âm, xen giữa 3 quý đó là 2 quý tăng trưởng dương. Điều này cho thấy đà phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản vẫn hết sức mong manh và GDP của Nhật Bản chưa thể tăng trở lại mức trước đại dịch.
Dữ liệu tăng trưởng mới được công bố buộc ông Kishida phải cân nhắc khả năng gia tăng các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế, bên cạnh dự thảo ngân sách bổ sung trị giá 20,86 tỷ USD vừa được thông qua trong ngày 17/5 vừa qua.
“Các lệnh phong tỏa tại Trung Quốc, quá trình tăng lãi suất tại Mỹ và cuộc xung đột Ukraine đã ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản. Sự sụt giảm thu nhập thực tế doanh nghiệp và hộ gia đình trong bối ảnh tỷ lệ trao đổi thấp có thể tác động tiêu cực lên đà phục hồi nhu cầu nội địa”, theo Hiroshi Shiraishi, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại BNP Paribas Securities.
Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu lỏng để duy trì chi phí vay vốn thấp cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) cho thấy trong quý II vừa qua, Nhật Bản có thể đạt tốc độ tăng trưởng dương 1,3%, chủ yếu là nhờ chính phủ đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm sau khi dịch Covid-19 đã tạm lắng.
Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng đối với kinh tế Nhật Bản trong phần còn lại của năm nay vẫn khá bấp bênh do tác động của lạm phát, xung đột Nga – Ukraine và sự đứt gãy của nhiều chuỗi cung ứng sau khi Trung Quốc phong tỏa một số thành phố lớn để chống dịch Covid-19.
“Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của Nhật Bản ở mức thấp trong bối cảnh thu nhập hộ gia đình tại đây bị ảnh hưởng bởi lạm phát”, theo Tom Learmouth, Nhà kinh tế Nhật Bản tại Capital Economics.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |