Triển vọng giá dầu, vàng tuần 9/5 – 13/5 08:08 09/05/2022

Triển vọng giá dầu, vàng tuần 9/5 – 13/5

Đánh giá về thị trường dầu thô, vàng tuần trước và nhận định cho tuần này.

Giá dầu tăng phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày 6/5 vừa qua trong bối cảnh tâm lý quan ngại liên quan tới lệnh cấm vận dầu Nga từ Liên minh châu Âu (EU) đã lấn át đi sự lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Giá dầu Brent tương lai tăng 1,49 USD, tương đương 1,3% lên 112,39 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1,51 USD, tương đương 1,4%, lên 109,77 USD/thùng.

Giá dầu Brent và WTI có tuần tăng thứ 2 liên tiếp, được hỗ trợ bởi đề xuất giảm phụ thuộc vào nguồn cung dầu và các sản phẩm hóa dầu của Nga trong vòng 6 tháng tới, tiến tới dừng nhập khẩu vào cuối năm 2022 của EU. Khối này cũng sẽ cấm các dịch vụ vận chuyển và bảo hiểm dầu nhập khẩu từ Nga.

Chốt tuần, giá dầu WTI tăng gần 5%, trong khi giá dầu Brent cũng tăng gần 4%.

EU đang điều chỉnh lại kế hoạch trừng phạt của mình với hy vọng nhận được sự chấp thuận từ các quốc gia đang lưỡng lự, theo các nguồn thạo tin. Bản đề xuất đầu tiên kêu gọi các quốc gia thành viên chấm dứt nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga trong cuối năm nay.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) sau phiên họp hàng tháng của mình đã thống nhất gia tăng sản lượng tháng 6 thêm 432.000 thùng dầu/ngày, bám sát với kế hoạch đã đề ra trước đó. Tuy nhiên, một số chuyên gia tỏ ra quan ngại về khả năng hoàn thành mục tiêu sản lượng khi Nigeria và nhiều quốc gia châu Phi đang gặp phải một số vấn đề nhất định, khiến cho tâm lý lo lắng nguồn cung sụt giảm.

OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng trong tháng 6. Ảnh: Reuters.

“Khả năng một số thành viên không thể hoàn thành mục tiêu sản lượng là hoàn toàn có thể xảy ra, khi Nigeria và các thành viên châu Phi khác đang vấp phải không ít thách thức”, theo Jeffrey Halley, chuyên gia phân tích thị trường châu Á – Thái Bình Dương tại OANDA.

Bên cạnh đó, cũng có một số thông tin kìm hãm giá dầu. Chính phủ Mỹ thông báo sẽ mua thêm 60 triệu thùng dầu trong mùa thu năm nay nhằm bổ sung cho kho dự trữ chiến lược quốc gia.

Triển vọng tăng trưởng toàn cầu ảm đạm phần nào cũng làm chậm đà tăng giá của mặt hàng này.

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) trong ngày 5/5 cảnh báo quốc gia này có thể rơi vào một thảm họa kép: suy thoái kinh tế và lạm phát vượt mốc 10%. Cơ quan này đã nâng lãi suất lên mốc cao nhất kể từ năm 2009, từ 0,75% lên 1%.

Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc cũng khiến không ít người quan ngại về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu, khi đây là quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Trong tuần tới, dữ liệu kinh tế Mỹ sắp được công bố có thể sẽ giúp đẩy giá dầu lên cao hơn. Lạm phát được dự báo tăng cao hơn kỳ vọng và tiếp tục đà tăng từ giữa năm 2021. Về phía Trung Quốc, lạm phát cao cũng đang là thách thức đối với các dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay (trong đó bao gồm nhu cầu tiêu thụ dầu thô). Đồng nhân dân tệ trong thời gian qua đã mất giá mạnh, dòng vốn đầu tư cũng đang chảy ra khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, lệnh cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga vẫn sẽ áp đảo tâm lý lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc và đà tăng giá của đồng USD.

Diễn biến giá dầu Brent hàng ngày cho thấy giá dầu đã vượt lên trên mô hình tam giác đối xứng và ngưỡng Fibonacci 23,6% 109,03 USD, cho thấy giá dầu sẽ có xu hướng tiếp tục tăng lên.

Trong tuần tới, các ngưỡng kháng cứ lần lượt là 114 USD/thùng và 120,5 USD/thùng. Trong khi đó, ngưỡng hỗ trợ chính sẽ là 109,03 USD/thùng.

Kim loại quý

Giá vàng tăng trong phiên giao dịch 6/5 nhưng vẫn có tuần giảm thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh giá đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh.

Giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.880,86 USD/ounce nhưng chốt tuần vẫn giảm 0,8%. Giá vàng tương lai tại Mỹ tăng 0,3% lên 1.882 USD/ounce.

Đồng USD có tuần thứ 5 tăng giá liên tiếp, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ giao động quanh ngưỡng cao nhất kể từ tháng 11/2018.

Giá vàng đã bỏ lại ngưỡng thấp nhất tháng 1.851 USD/ounce đằng sau lưng khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ vạch rõ lộ trình siết chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Nhưng dữ liệu CPI sẽ được công bố trong tuần này có thể sẽ làm cản trở đà hồi phục của giá vàng khi lạm phát được dự báo sẽ giảm lần đầu tiên từ tháng 8/2021. Lạm phát trong tháng 4 được dự báo ở ngưỡng 8,1%, thấp hơn 8,5% trong tháng 3.

Giá vàng đang trong xu hướng tăng điểm khi không thủng mốc SMA 200 ngày (1836 USD/ounce) khi đà sụt giảm giá hồi đầu tháng không thể đẩy Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) của vàng vào vùng quá bán. Giá kim loại quý này có thể sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới trong bối cảnh Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC) vẫn chưa tiến hành cắt giảm bảng cân đối tài sản về mức trước đại dịch.

Tuy nhiên, lộ trình hạ nhiệt áp lực giá cả có thể sẽ là cơn gió chướng đối với giá vàng khi FOMC không hề có ý định thay đổi kế hoạch tăng lãi suất trong một vài tháng tới. Công cụ FedWatch của CME Group cho thấy xác suất trên 70% FOMC sẽ tăng lãi suất quỹ liên bang lên trong khoảng từ 1,5%-1,75% trong lần họp tới dù Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu rằng “phương án tăng lãi suất thêm 0,75% sẽ không được ủy ban chủ động cân nhắc tới”.

Tựu chung, giá vàng có thể sẽ tăng trong một vài ngày tới sau khi đã không thủng mốc SMA 200 ngày (1836 USD/ounce), nhưng lạm phát giảm xuống có thể sẽ rút bớt sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng.

Theo NDH

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,490 -40 25,600 -30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140