Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm điểm tồi tệ nhất thế giới trong năm 2018. Yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường có nhiều, nhưng có thể gom lại vào hai nguyên nhân chính bao gồm: Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất từ năm 2009 và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung Quốc.
Tuy nhiên trên thực tế còn một vấn đề lớn hơn: Lĩnh vực tư nhân – những doanh nghiệp không thuộc sở hữu của nhà nước đang khó khăn. Chính phủ Trung Quốc đã khởi động những chương trình nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thế nhưng dường như mọi chuyện vẫn không đủ, theo khẳng định của Bloomberg trong bài báo mới đây.
Tình trạng thiếu tiền mặt là nguyên nhân trực tiếp từ việc chính phủ Trung Quốc muốn ngăn chặn bớt hành vi tài chính rủi ro. Bắt đầu từ năm ngoái, chính phủ Trung Quốc thắt chặt hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho nhiều tập đoàn lớn như HNA hay Dalian Wanda, động thái thắt chặt này tác động đến cả những công ty nhỏ, hạn chế nguồn tiếp cận tín dụng của họ.
Bị các ngân hàng hạn chế tín dụng, nhóm các doanh nghiệp tư nhân còn hứng chịu tác động tiêu cực từ các bê bối lừa đảo kiểu Ponzi, tình trạng này còn hạn chế tiếp cận tín dụng hơn nữa. Vẫn trong quyết tâm hạn chế bớt hoạt động tín dụng, Bắc Kinh tiếp tục đẩy cao lãi suất, chậm chấp thuận những hoạt động phát hành trái phiếu, ngân hàng thuộc chính phủ Bắc Kinh đồng thời tiếp tục hạn chế mua trái phiếu trên thị trường Trung Quốc.
Khi tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu tăng, chính phủ Trung Quốc muốn bơm thêm tiền mặt vào nền kinh tế bằng cách nới lỏng tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng với các ngân hàng, chính phủ hứa sẽ hỗ trợ cho hoạt động phát hành trái phiếu của các công ty tư nhân, giảm thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích tiêu dùng.
Khi mà Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, cam kết hỗ trợ không hạn chế cho lĩnh vực tư nhân, khả năng lĩnh vực này sụp đổ có thể loại bỏ. Trong bài phát biểu tại hội chợ nhập khẩu Thượng Hải vào ngày 5/11/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết tiếp tục mở cửa kinh tế Trung Quốc bằng việc giảm thuế nhập khẩu và cam kết sẽ nhập khẩu khoảng 30 nghìn tỷ USD hàng hóa và 10 nghìn tỷ USD dịch vụ trong 15 năm tới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc thu lợi được gì từ nhập khẩu, cái lợi đó chủ yếu vào tay các doanh nghiệp nhà nước.
Ở hiện tại, chiến tranh thương mại khiến cho nhà sản xuất tư nhân trong chuỗi cung ứng Trung Quốc đang vô cùng khó khăn, nó khiến cho nhiều doanh nghiệp phải chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Chính phủ trung ương đang khuyến khích các quỹ nhà nước cứu các doanh nghiệp, chính quyền Thâm Quyến và nhiều nơi khác đã bắt đầu làm vậy. 11 quỹ của chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch quản lý tài sản giá trị khoảng 100 tỷ nhân dân tệ để mua vào một số cổ phiếu.
Thế nhưng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc vẫn thiếu một nguồn vốn ổn định tại một đất nước mà doanh nghiệp chính phủ hưởng chính sách hỗ trợ dồi dào và luôn được ưu tiên khi tiếp cận với tín dụng. Các chuyên gia phân tích thuộc Citigroup công bố báo cáo cho thấy các biện pháp của chính phủ Trung Quốc sẽ còn lâu mới đủ để khôi phục lại lĩnh vực tư nhân.
Theo Bizlive.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,410 -20 | 26,510 -20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 118,500-1,700 | 120,500-1,700 |
Vàng nhẫn | 118,500-1,700 | 120,530-1,700 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |