Phó Thủ tướng Nga Sergei Prikhodko khẳng định với các phóng viên: “Đây là một nhiệm vụ cấp bách. Vì lý do lệnh trừng phạt từ Mỹ, điều quan trọng là phải có cơ chế mới để tiến hành các thỏa thuận chung giữa các tổ chức kinh tế của cả hai nước. Chúng tôi cho rằng việc chuyển đổi sang sử dụng tiền tệ quốc gia sẽ giảm đi đáng kể rủi ro từ lệnh trừng phạt và sự phụ thuộc thương mại song phương vào đồng USD để tránh biến động tỉ giá hối đoái và lệ phí cho việc chuyển tiền. Sau cùng, các biện pháp này chắc chắn sẽ làm tăng vị thế đồng tiền của TQ và Nga”.
Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn Kinh tế viễn Đông tại thành phố Vladivostok (Nga) hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ Moskva và Bắc Kinh dự định sử dụng đồng nội tệ thường xuyên hơn trong các giao dịch thương mại song phương. Theo nhà lãnh đạo Nga, các biện pháp như vậy sẽ làm tăng sự ổn định của các ngân hàng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu trong khi xuất hiện rủi ro liên tục trên thị trường toàn cầu.
Đáp lại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định hai nước nên hợp tác cùng nhau để chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và lối tiếp cận đơn cực đối với các vấn đề quốc tế của một số nước khác.
Trước đó, vào tháng 5, ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank đã công bố kế hoạch phát triển khoản vay bằng đồng nhân dân tệ cho các công ty Nga và đang xem xét việc phát hành nợ bằng đồng nhân dân tệ.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa cho biết, cơ quan chức năng của hai nước đang bàn thảo việc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương thêm 3 năm. “Năm 2016, tỷ trọng của giao dịch bằng nội tệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nga là 13%, còn với nhập khẩu là 16%. Trong quý I/2017, các con số tương ứng là 16% và 18%”, Phó thủ tướng Nga Sergey Prikhodko cho biết.
Cả hai nước Nga và Trung Quốc cam kết tăng cường sử dụng đồng nội tệ để thu hẹp việc sử dụng USD trong giao thương.
Mátxcơva và Bắc Kinh đang xem xét việc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 25 tỷ USD thêm 3 năm và tăng cường sử dụng đồng nội tệ trong giao thương giữa hai nước, nhằm giảm nhẹ sự phụ thuộc vào USD.
Liên quan vấn đề này, ông Andrew KP Leung, chuyên gia tài chính của Trung Quốc chia sẻ thêm, đối với Mátxcơva, việc giao thương bằng đồng nội tệ còn là cách để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây, trong khi việc này giúp Trung Quốc nâng cao vị thế đồng nhân dân tệ.
Ông Sarkis Tsaturyan, nhà phân tích chính trị và là Tổng biên tập Mạng lưới chuyên gia Realist (Nga) cho rằng, việc phi đô-la hóa sẽ là một quá trình lâu dài đối với cả Nga và Trung Quốc.
Hiện tại, USD chiếm 43% trong thương mại toàn cầu, trong khi tỷ trọng của nhân dân tệ chỉ dưới 2%. Trung Quốc đã phát triển hệ thống CIPS để thanh toán giao dịch qua biên giới bằng nhân dân tệ nhằm từng bước biến đồng tiền này thành một công cụ tài chính toàn cầu.
Tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,410 -20 | 26,510 -20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 118,500-1,700 | 120,500-1,700 |
Vàng nhẫn | 118,500-1,700 | 120,530-1,700 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |