Tuần qua, giá vàng liên tục chống chọi hàng loạt dữ liệu kinh tế vĩ mô tích cực của Mỹ cũng như lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của nước này lên cao nhất 7 năm ở mức trên 3,20%.
Lợi suất trái phiếu đi lên nhờ số liệu kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt sau khi chỉ số phi sản xuất công nghiệp ISM vọt lên gần mức cao kỷ lục trong tháng 9, nhà kinh tế Mỹ Andrew Hunter của hãng tư vấn Capital Economics cho biết. Ông bình luận:
Chỉ số này kích hoạt đợt tăng vọt của lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm, bên cạnh những thông điệp mang tính ‘diều hâu’ từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed), trong đó Chủ tịch Jerome Powell cho rằng lãi suất vẫn cách xa mức trung lập và sẽ phải tăng thêm.
Tuy nhiên, giá vàng vẫn đứng vững trên ngưỡng $1200/oz và giá vàng Comex giao tháng 12 đóng cửa ở $1205,40/oz, tăng 0,32% trong ngày thứ Sáu.
Đó là chuyển biến quan trọng với giá vàng, ông Jonathan Butler – chuyên gia phân tích của hãng Mitsubishi, nói với Kitco News hôm thứ Sáu tuần trước. Ông Butler chia sẻ:
Khi lợi suất trái phiếu cao hơn, nó khiến các loại tài sản không sinh lợi suất như vàng trở nên khốn khổ. Nếu các bạn giữ kim loại quý như tài sản phòng thủ trước bất ổn kinh tế, lãi suất trái phiếu tăng khiến bạn cảm thấy như đang lỡ một buổi tiệc.
Trưởng mảng chiến lược gia thị trường Colin Cieszynski của hãng quản lý tài sản SIA Wealth Management cho biết xu hướng trong quá khứ cho thấy lợi suất trái phiếu bất ngờ tăng mạnh sẽ kích hoạt một đợt bán tháo đáng kể trên thị trường vàng. Ông Cieszynski cho biết trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại như sau:
Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và lãi suất đi lên, chúng ta đã chứng kiến một thị trường vàng giá xuống nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ông Butler nói thêm rằng, điều đó không xảy ra ở hiện tại, khi vàng không bị bán tháo do lo ngại lạm phát. Vị này chỉ ra:
Lạm phát đang gia tăng và áp lực lạm phát đang bắt đầu xuất hiện.
Chuyên gia phân tích kỹ thuật cao cấp Jim Wyckoff của Kitco lý giải, rủi ro lạm phát là “yếu tố giá lên” đối với các kim loại quý, đặc biệt là vàng. Ông nói:
Các thị trường trái phiếu chính phủ khác trên thế giơi scũng đang chứng kiến lợi suất tăng, tương tự như tại Mỹ. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy lạm phát giá âm thầm có thể trở thành vấn đề trong tương lai. Đó là viễn cảnh giá lên dành cho các loại tài sản ‘cứng’ như hàng hóa thô, trong đó có kim loại quý, nhưng là viễn cảnh giá xuống đối với các tài sản ‘giấy’ như chứng khoán và trái phiếu.
Ông Cieszynski chỉ ra, vàng đã thể hiện như một loại tài sản phòng thủ trước lạm phát trong thời gian qua, đồng thời cho rằng kim loại quý này “thăng trầm cùng với giá dầu và gần đây đi lên theo giá dầu Brent và WTI”.
Các chuyên gia phân tích của Kitco News đều nhất trí rằng giá vàng có thể tăng trong tuần này, nhưng cũng có khả năng giá kim loại quý này mắc kẹt trong khoảng giá hẹp và không thể chạm đỉnh năm nay ở mức trên $1380/oz cho đến năm sau.
Chiến lược gia hàng hóa Ryan McKay của hãng TD Securities nhận định:
Các yếu tố chi phối từng ngày là đồng USD và lãi suất, vốn có thể quyết định diễn biến giá vàng.
Ông McKay nói thêm, giá vàng có thể mắc kẹt trong khoảng $1185 – $1215/oz.
Trong khi đó, ông Cieszynski lạc quan về giá vàng tuần này và cho biết kim loại quý này đã xây nền vững chắc. Vị này bình luận:
Giá vàng sẽ phải vượt qua ngưỡng $1215/oz để phát tín hiệu về một đợt tăng mạnh mẽ.
Ông Butler cho rằng giá vàng có vẻ như đã sẵn sàng bứt phá, đồng thời mô tả quá trình ổn định giá diễn ra trên thị trường vàng trong những tháng qua. Ông bày tỏ quan điểm:
Có vẻ như vàng sắp bứt phá khỏi khoảng giá hẹp. Tuy nhiên, điều quan trọng là nó phải vượt lên ngưỡng $1213/oz.
Sau khi chinh phục ngưỡng $1213, động thái lớn tiếp theo của vàng sẽ là chạm mức trung bình động trong 100 ngày – $1234, ông giải thích.
Thị trường cũng cần thận trọng trong việc theo dõi lợi suất Trái phiếu kỳ hạn10 năm cao hơn tiếp tục tác động đến vàng như kim loại quý như thế nào.
McKay, mặt khác, dự đoán thủy triều sẽ tới vào năm tới. Ông chia sẻ:
Vàng có thể bị mắc kẹt cho đến khi chúng ta đi vào nửa đầu năm 2019, đó là khi thị trường có thể thấy chu kỳ Fed sắp kết thúc cũng như các ngân hàng trung ương khác bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ của họ.
Bộ dữ liệu mới nhất phát hành hôm thứ Sáu là số liệu việc làm quốc gia, với Cục Thống kê Lao động cho biết, 134.000 việc làm đã được tạo ra trong tháng 9, thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường là 185.000.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, báo cáo cho biết số liệu tháng 7 và tháng 8 đã được điều chỉnh và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,7% – mức thấp nhất kể từ năm 1969. Trên hết, số lương tăng lên, tăng 2,8% hàng năm. Nhà kinh tế học người Mỹ, Andrew Hunter, nói:
Báo cáo khá mạnh mẽ. Theo như những lời Cục dự trữ liên bang từng đề cập, không có gì trong báo cáo này đáng để thay đổi kế hoạch của họ trong việc tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay và năm tới.
Tuần này, các nhà đầu tư nên theo dõi sát dữ liệu lạm phát, McKay cho biết, với CPI tháng 9 dự kiến phát hành vào thứ Năm, với sự đồng thuận của thị trường kỳ vọng lạm phát sẽ chạy ở mức 0,2% hàng tháng và 2,4% trên cơ sở hàng năm.
Ngoài ra còn có một số bài phát biểu từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang đã lên lịch, bao gồm cả chủ tịch Fed Chicago Charles Evans, Chủ tịch Fed New York John Williams, và Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,780 90 | 25,880 90 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |