Theo báo cáo của WTO về triển vọng thương mại toàn cầu 2018 và dự báo 2019 vừa đưa ra đầu tháng 9/2018 cho biết trong nửa đầu năm 2018, thương mại hàng hóa toàn cầu ước đạt mức tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng trưởng xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển là 3,5% và tại các nền kinh tế đang phát triển là 3,6%.
Về phía nhập khẩu, nửa đầu năm 2018, mức tăng nhập khẩu tại các nền kinh tế phát triển là 3,5% trong khi tại các nền kinh tế đang phát triển là 4,9%. Như vậy, có thể nhận thấy đà tăng trưởng xuất khẩu cả 2 nhóm nền kinh tế đang ở mức tương đương nhau trong khi tăng trưởng nhập khẩu của các nền kinh tế phát triển đang chậm lại khá nhiều so với nhóm các nền kinh tế đang phát triển.
Tất cả các khu vực địa lý vẫn duy trì đà tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2018, trong đó khu vực Bắc Mỹ đạt tốc độ tăng xuất khẩu nhanh nhất là 4,8% còn khu vực châu Á đạt tốc độ nhập khẩu cao nhất là 6,1%.
Mặc dù vậy, dự báo của WTO cho thấy thương mại toàn cầu trong năm nay sẽ tiếp tục mở rộng nhưng với tốc độ chậm hơn so với các dự báo trước đó. Cụ thể, sản lượng thương mại toàn cầu ước đạt mức tăng 3,9% năm 2018, thấp hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 4,4% và cũng thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017 là 4,7%. Đà đi xuống tiếp tục duy trì sang năm 2019 với mức tăng trưởng chỉ ước đạt 3,7%.
Việc điều chỉnh giảm dự báo thương mại toàn cầu cũng phù hợp với những diễn biến gần đây của một số chỉ báo thương mại khác. Cụ thể, chỉ số triển vọng thương mại toàn cầu (WTOI) đã hình thành xu hướng giảm liên tục kể từ quý I năm 2018 trở lại đây. Trong khi đó, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới cũng liên tục sụt giảm hiện ở mức 50,3 điểm thấp hơn nhiều so với mức 54,1 điểm hồi tháng 1 và đang có nguy cơ rơi xuống trạng thái thu hẹp (dưới 50 điểm) trong những tháng tới.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm của thương mại toàn cầu vẫn đến từ sự gia tăng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của các nền kinh tế lớn. Mặc dù hiện tại chưa có những đánh giá chính xác về tác động kinh tế trực tiếp của các biện pháp này nhưng điều chắc chắn là chúng có thể tạo ra tác động đến tăng trưởng thương mại thông qua việc giảm chi tiêu đầu tư. Ngoài ra, các biện pháp thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế phát triển cũng góp phần gây biến động tỷ giá và ảnh hưởng đến dòng luân chuyển thương mại trên toàn cầu.
Chủ tịch WTO, ông Roberto Azevedo cho biết, trong khi thương mại toàn cầu hiện vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, việc hạ dự báo về triển vọng tăng trưởng thương mại toàn cầu cho thấy căng thẳng đang gia tăng giữa các đối tác thương mại lớn. Hơn bao giờ hết, vào thời điểm này các chính phủ cần phải có sự kiềm chế và chấp nhận những khác biệt của nhau. WTO sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực trên và đảm bảo thương mại vẫn là động lực thúc đẩy mức sống, tăng trưởng và công ăn việc làm trên toàn cầu.
Số liệu dự báo về thương mại của WTO dựa trên kỳ vọng tăng trưởng kinh tế thực toàn cầu theo giá thị trường sẽ ở mức 3,1% năm 2018 và 2,9% năm 2019. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng thương mại/tăng trưởng GDP toàn cầu duy trì ở mức 1,3 trong cả 2 năm.
Sự không chắc chắn về mặt chính sách cũng được thể hiện qua diễn biến của chỉ số bất ổn chính sách toàn cầu. Cụ thể, chỉ số này đã tăng liên tục từ mức 113 điểm trong tháng 1 lên mức đỉnh 227 điểm trong tháng 7, trước khi giảm nhẹ xuống còn 205 điểm trong tháng 8. Mặc dù nỗi lo ngại bất ổn chính sách đã giảm đi trong những tháng gần đây tuy nhiên chỉ số này vẫn đang ở mức cao hơn so với cả giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Sự không chắc chắn trong định hướng điều hành chính sách có thể tạo ra những tác động đáng kể đến sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư và từ đó tạo áp lực lên hoạt động thương mại.
Bên cạnh các thách thức về mặt chính sách, còn nhiều rủi ro khác có thể đe dọa đến triển vọng thương mại toàn cầu. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đang phải đối mặt với tình trạng rút vốn cũng như tình trạng lây lan bất ổn khi các nền kinh tế phát triển tăng lãi suất, từ đó có thể tạo tác động tiêu cực đến tăng trưởng thương mại. Căng thẳng địa chính trị có thể đe dọa nguồn cung cấp tài nguyên và làm đảo lộn mạng lưới sản xuất ở một số vùng nhất định.
Cuối cùng, các yếu tố cấu trúc như tái cân bằng nền kinh tế Trung Quốc với việc giảm bớt đầu tư và thúc đẩy tiêu dùng vẫn còn hiện diện và có thể tạo áp lực lên nhu cầu nhập khẩu. Nhìn chung, rủi ro đối với dự báo triển vọng thương mại toàn cầu là rất lớn và càng làm trầm trọng hơn xu thế giảm điểm của sản lượng thương mại toàn cầu trong thời gian tới.
Theo Thời báo Ngân hàng
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -180 | 25,700 -180 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |