Nền kinh tế Australia tăng trưởng mạnh trong quý 2 vừa qua, đánh dấu chuỗi 27 năm liên tục không hề suy thoái, nhờ tiêu dùng tăng mạnh và chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ nước này.
Tờ Wall Street Journal dẫn số liệu do Cơ quan Thống kê Australia công bố ngày 5/9 cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 0,9% so với quý 1, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong khoảng 6 năm trở lại đây của nền kinh tế xứ chuột túi.
Trước đó, giới phân tích dự báo kinh tế Australia trong quý 2 tăng 0,7% so với quý 1 và tăng 2,8% so với cùng kỳ 2017.
Các lĩnh vực đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế Australia trong quý 2 bao gồm tiêu dùng của các hộ gia đình, xây dựng, xuất khẩu và khai mỏ. Trong đó, ngành khai mỏ than có mức đóng góp mạnh nhất vào tăng trưởng GDP kể từ năm 2014.
Đà tăng trưởng được ghi nhận trong toàn bộ nền kinh tế cho dù tình trạng hạn hán xảy ra ở một số khu vực của Australia. Nhờ đó, thu ngân sách của Chính phủ nước này được dự báo sẽ tăng mạnh trước thềm cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 5/2019.
Tuy nhiên, nền kinh tế giàu tài nguyên thiên nhiên của Australia cũng đang đối mặt nhiều thách thức, trong lúc chính quyền Tổng thống Donald Trump leo thang căng thẳng thương mại với Trung Quốc và bất ổn gia tăng tại một số thị trường mới nổi đe dọa kéo tụt tăng trưởng toàn cầu.
Giá bất động sản ở Australia cũng đang sụt giảm, đặc biệt ở khu vực Sydney, dẫn tới lo ngại rằng tiêu dùng – một động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nước này – sẽ suy giảm khi người tiêu dùng cảm thấy tài sản của họ hao hụt.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Australia đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là một dấu hiệu cho thấy ngân sách của các hộ gia đình vẫn đang chịu sức ép đáng kể.
Tiền lương ở Australia cũng đang tăng với tốc độ chậm chạp, và đây là một vấn đề đã tồn tại dai dẳng ở nước này nhiều năm.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) Philip Lowe vẫn lạc quan rằng kinh tế Australia sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và năm tới, đủ để giúp cho tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm và kích thích lạm phát tăng theo thời gian. Tháng 7 vừa qua, tỷ lệ thất nghiệp của Australia đã xuống gần mức thấp nhất 7 năm.
RBA đã giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm trở lại đây. Thống đốc Lowe ngày 5/9 nói rằng vẫn chưa đến lúc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đồng Đôla Australia đã giảm giá từ năm 2018 do biến động trên thị trường toàn cầu, nhưng sự mát giá đồng tiền này được RBA và các công ty xuất khẩu Australia hoan nghênh.
Nếu chiến tranh thương mại gây tác động mạnh đến kinh tế Trung Quốc, các công ty xuất khẩu quặng sắt, than và khí đốt Australia hy vọng Bắc Kinh sẽ có biện pháp kích cầu tăng trưởng.
Trong vòng 1 năm tính đến hết tháng 6 năm nay, GDP của Australia đạt mức 1,84 nghìn tỷ Đôla Australia, tương đương 1,33 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người đạt 74.000 Đôla Australia đối với mỗi người trong số 25 triệu dân của quốc gia này.
Theo Vneconomy
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,620 80 | 25,720 70 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |