Bà Kristalina Georgieva cho biết, trong vài tuần tới, tổ chức này sẽ điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống so với mức hiện nay là 3,6%. Đây sẽ là lần thứ ba trong năm nay IMF hạ dự báo. Các nhà kinh tế của IMF vẫn đang hoàn thiện con số mới nhất.
IMF dự kiến công bố dự báo cập nhật cho năm 2022 và 2023 vào cuối tháng 7, sau khi đã hạ mức dự báo gần 1 điểm phần trăm vào tháng 4. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,1% trong năm 2021.
Người đứng đầu IMF khẳng định: “Triển vọng đã xấu đi đáng kể từ lần cập nhật báo cáo hồi tháng 4”, thể hiện qua việc lạm phát lan ra toàn cầu, xu hướng tăng lãi suất ngày một rõ nét, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, cũng như leo thang các biện pháp trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Khi được hỏi liệu có thể loại trừ một cuộc suy thoái toàn cầu hay không, bà Kristalina Georgieva nói: “Rủi ro đã tăng lên nên chúng tôi không thể loại trừ nó”.
Số liệu kinh tế gần đây cho thấy một số nền kinh tế lớn, trong đó có Nga và Trung Quốc, đã tăng trưởng âm trong quý II năm 2022 và nguy cơ thậm chí còn cao hơn trong năm 2023.
“Năm 2022 sẽ là một năm khó khăn, nhưng năm 2023 thậm chí có thể là một năm khó khăn hơn. Rủi ro suy thoái tăng lên vào năm 2023”, giám đốc IMF nói.
Các nhà đầu tư lo ngại hơn về rủi ro suy thoái khi phần quan trọng trong đường cong lợi suất trái phiếu của Mỹ đã đảo chiều ngày thứ hai liên tiếp trong phiên 6/7, một dấu hiệu đáng tin cậy về sự hiện hữu của nguy cơ suy thoái. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tháng trước đã nói suy thoái kinh tế là điều Fed không mong muốn nhưng quyết tâm kiểm soát giá cả dù có thể gây rủi ro suy thoái cho nền kinh tế.
Bà Georgieva cho biết việc thắt chặt các điều kiện tài chính trong thời gian dài hơn sẽ làm phức tạp triển vọng kinh tế toàn cầu, nhưng nói thêm điều quan trọng là phải kiểm soát được giá cả tăng vọt.
Người đứng đầu IMF viện dẫn nguy cơ phân hóa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ ngày càng tăng, đồng thời kêu gọi các quốc gia cân chỉnh cẩn thận để ngăn chặn bất kỳ cơ hội hỗ trợ tài khóa nào làm suy yếu nỗ lực kiểm soát lạm phát của các ngân hàng trung ương.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,570 50 | 25,670 50 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |