Ngân hàng BofA cho biết: “Với việc giá dầu thô Brent hiện tiệm cận mức 120 USD/thùng thì chúng tôi cho rằng nếu lượng dầu thô xuất khẩu của Nga suy giảm mạnh sẽ nhanh chóng đẩy giá dầu thô Brent vượt ngưỡng 150 USD/thùng”.
Trong kịch bản cơ sở mà BofA đưa ra, các nhà phân tích của ngân hàng này dự báo giá dầu Brent sẽ đạt bình quân 104,48 USD/thùng trong năm nay và 100 USD/thùng trong năm 2023.
Giá dầu thế giới đang ở vùng cao nhất trong 2 tháng, trong bối cảnh nguồn cung dầu thắt chặt trên toàn cầu và triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu tăng mạnh, khi Mỹ bắt đầu bước vào mùa lái xe cao điểm và trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc sẽ dần mở cửa trở lại từ ngày 1/6.
Cũng theo BofA, nhu cầu dầu có thể đạt đến mức trước Covid-19 trong năm tới nếu sản lượng dầu dầu thô của Nga đạt gần 10 triệu thùng/ngày và nguồn cung từ OPEC+ tăng lên.
Theo nguồn tin ghi nhận, tổ chức này có thể chỉ nâng nhẹ mục tiêu sản lượng của tháng 7 lên 432.000 thùng/ngày, bất chấp lời kêu gọi của phương Tây về việc đẩy mạnh khai thác hơn nữa nhằm hạ nhiệt giá dầu thô.
Các quốc gia phương Tây đang vật lộn với tỷ lệ lạm phát kỷ lục, đe dọa tăng trưởng kinh tế và họ liên tục yêu cầu OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng.
Các thành viên trong nhóm cho rằng thị trường dầu đang cân bằng và việc tăng giá gần đây không liên quan đến các yếu tố cơ bản.
Theo một thỏa thuận đạt được vào tháng 7 năm ngoái, OPEC+ thống nhất tăng sản lượng khai thác dầu thô khoảng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng.
Trên thực tế sản lượng dầu của nhóm OPEC+ đã giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây đối với Nga và nhiều đối tác miễn cưỡng không mua dầu của nước này đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác. Đồng thời, sản lượng của Nigeria và Angola quá thấp so với mục tiêu.
Dữ liệu nội bộ cho thấy trong tháng 4, sản lượng khai thác dầu thô của OPEC+ thấp hơn mục tiêu 2,6 triệu thùng/ngày, trong đó Nga chiếm một nửa mức thiếu hụt.
Trong báo cáo về thị trường dầu lửa toàn cầu tháng 5, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng nguồn cung dầu từ Nga đã sụt giảm gần 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và từ ngày 15/5 trở đi, theo các biện pháp trừng phạt của phương Tây, các công ty giao dịch quốc tế phải dừng tất cả giao dịch với các công ty năng lượng lớn của nga bao gồm Rosneft, Gzprom Neft và Transneft.
“Sau cú sụt giảm 1 triệu thùng/ngày của nguồn cung dầu từ Nga trong tháng 4, sự mất mát nguồn cung này có thể tăng lên 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối của năm nay”, báo cáo của IEA cho biết.
Cũng theo IEA, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới dự kiến đạt 1,9 triệu thùng/ngày trong quý 2 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 4,4 triệu thùng/ngày trong quý I. Mức tăng trưởng được IEA sẽ giảm còn 0,49 triệu thùng/ngày trong nửa sau của năm nay do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc và do giá dầu cao.
Riêng trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có thể đạt 3,6 triệu thùng/ngày do nhu cầu nhiên liệu hàng không và xăng xe tăng mạnh để đáp ứng hoạt động đi lại trong mùa hè. Cả năm nay, IEA dự báo nhu cầu dầu toàn cầu tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với năm ngoái, đạt bình quân 99,4 triệu thùng/ngày.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,550 -70 | 25,650 -70 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |