“Ngọn gió” lạm phát
Báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, nhu cầu tiêu dùng vàng toàn cầu (không bao gồm thị trường OTC) đã phục hồi sau nhiều tổn thất do dịch Covid-19 gây ra từ năm 2020 và đạt 4.021 tấn trong cả năm 2021. Dữ liệu của WGC ghi nhận sự dịch chuyển 173 tấn vàng ra khỏi các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng trong năm 2021 khi một số nhà đầu tư chiến thuật đã giảm phòng ngừa rủi ro vào đầu năm trong bối cảnh vắc-xin Covid-19 được triển khai, nhưng lượng vàng rút ròng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số 2.200 tấn mà các quỹ ETF vàng đã tích lũy 5 năm trước đó. Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục chú trọng việc đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình.
Sự bất định của nền kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ mối quan tâm của các tổ chức đối với vàng. Khi các nền kinh tế bắt đầu ổn định và thoát khỏi cơn khủng hoảng Covid-19 tồi tệ nhất vào năm 2021, chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ít hơn từ các tổ chức đối với vàng. Tuy nhiên, nhu cầu bán lẻ được phục hồi là lý do nhu cầu tổng thể tăng 10% trong năm ngoái. Động lực chính đối với vàng trong năm nay là lạm phát.
Thực tế cho thấy, trong 12 năm qua, các ngân hàng trung ương thế giới đã liên tục mua ròng vàng, riêng năm 2021 mua thêm thêm 463 tấn, cao hơn 82% so với năm 2020. Nhiều ngân hàng trung ương từ các thị trường mới nổi và phát triển đã bổ sung vàng vào kho dự trữ, nâng tổng số vàng toàn cầu lên mức gần cao nhất trong 30 năm, đạt xấp xỉ 34.600 tấn.
Bất kỳ biến chủng mới nào của virus, đặc biệt là những biến thể kháng lại vắc-xin, sẽ luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Rủi ro địa chính trị cũng là một vấn đề để giới đầu tư cân nhắc trong việc tìm đến hầm trú ẩn an toàn là vàng. Tuy nhiên, địa chính trị không phải là lý do chính để đầu tư vào vàng.
Năm 2022 là một cuộc chiến gay go của lãi suất và lạm phát. Lãi suất tăng có thể là “một cơn gió thổi ngược” đối với giá vàng, vì sẽ làm tăng chi phí cơ hội của một khoản đầu tư vào vàng thỏi. Tuy nhiên, lạm phát lại có thể trở thành một “ngọn gió xuôi” với những người coi vàng là một hàng phòng thủ tiềm năng để chống lại lạm phát. Giá dầu và sức mua tổng thể của USD sẽ tạo ra tác động nhất định. Nghiên cứu của WGC cho thấy, trong lịch sử, ở thời kỳ lạm phát thấp, vàng đã tạo ra lợi nhuận trung bình là 7%/năm. Khi lạm phát trở lại, mức này đã tăng lên gần 13%. Rõ ràng, nhiều người luôn tính toán đến vấn đề lạm phát và vàng là một “hàng phòng hộ” tiềm năng chống lại lạm phát, bảo vệ sự giàu có cũng như an toàn cho đồng vốn.
Nhiều yếu tố bất định
Các sự kiện địa chính trị trong xung đột Nga – Ukraine đã dấy lên một thực tế là vàng có khả năng hoạt động tốt trong thời kỳ khủng hoảng. Với bản chất ưa chuộng xu hướng đầu tư vào vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới, nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm các tài sản hoạt động tốt trong thời kỳ rủi ro cao.
Các sự kiện địa chính trị trong xung đột Nga – Ukraine đã dấy lên một thực tế là vàng có khả năng hoạt động tốt trong thời kỳ khủng hoảng.
Sự kết hợp giữa lạm phát (một môi trường mà vàng đã hoạt động tốt trong lịch sử) và lãi suất cao hơn đã dẫn đến đường cong lợi suất của trái phiếu kho bạc Mỹ ngày càng phẳng hơn. Sự đảo ngược của đường cong trái phiếu kho bạc thường được coi là một tín hiệu của một cuộc suy thoái sắp xảy ra, điều này cũng có thể cung cấp một yếu tố củng cố cho việc đầu tư vàng.
Ngoài ra, mặc dù có triển vọng lãi suất danh nghĩa cao hơn, cả lợi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Điều này có thể sẽ tiếp tục chuyển giao tương tự với các tài sản thay thế. Nó cũng mang lại cơ hội cho mặt hàng kim loại quý như vàng, vừa là một giải pháp thay thế cho trái phiếu, vừa là một biện pháp bảo vệ chống lại rủi ro lớn hơn do việc phân bổ cao hơn cho các tài sản thay thế. Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất USD tăng sẽ là rào cản đối với vàng. Nhưng cũng không có gì lạ khi cả vàng và sức khỏe đồng USD đều hoạt động tốt trong thời kỳ rủi ro. Trên thực tế, giá vàng đã tăng trong tháng 3/2022, bất chấp đồng USD mạnh lên.
Đà phục hồi kinh tế thời kỳ hậu Covid và sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn bởi xung đột Nga – Ukraine có thể khiến lạm phát cao hơn trong thời gian lâu hơn. Các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng cho thấy, họ đã sẵn sàng hành động. Nhưng chiến sự cũng đang ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Kỳ vọng lạm phát gia tăng trên diện rộng, tăng trưởng thấp và niềm tin của người tiêu dùng đang giảm có thể làm phức tạp thêm các quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Trong khi đó, các dòng vốn của quỹ ETF vẫn hướng vào vàng như trong lịch sử đã được thúc đẩy bởi kỳ vọng về rủi ro, mức sản lượng và động lượng giá.
Hiện tại, tình hình địa chính trị Nga – Ukraine vẫn là động lực quan trọng đối với giá vàng. Một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine có thể sẽ dẫn đến việc nhu cầu đầu tư vào vàng không ngừng tăng lên. Ngược lại, giải pháp nhanh chóng để giải quyết xung đột có thể khiến một số vị trí chiến thuật với vàng sẽ buộc phải nới lỏng. Nhưng giống như vào năm 2020, tôi tin rằng, các vị trí chiến lược quan trọng sẽ vẫn còn tiếp diễn với vàng. Ngoài ra, những lo ngại về lạm phát tiếp tục có thể hỗ trợ thêm bất chấp khả năng tăng lãi suất danh nghĩa.
Cầu bán lẻ vàng tiếp tục hồi phục
Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, song mãi lực vàng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn tăng trưởng tích cực trong năm qua. Nhu cầu bán lẻ vàng sẽ tiếp tục phục hồi khi sự tăng trưởng kinh tế trở thành động lực lớn khiến người tiêu dùng quan tâm đến vàng nhiều hơn. Khi các nền kinh tế phục hồi và mở cửa, nhu cầu bán lẻ vàng được dự đoán có khả năng duy trì đà tăng. Lạm phát là điều người tiêu dùng luôn lo ngại và vàng đã được công nhận là tài sản giúp bảo vệ sự thịnh vượng khỏi những lo ngại đó. Nghiên cứu của WGC thực hiện tại Việt Nam cho thấy, 79% người Việt Nam tin rằng vàng là biện pháp phòng hộ tốt nhất trước lạm phát và biến động tiền tệ. Con số 81% người dùng đang cân nhắc mua vàng là minh chứng cho sức mua mạnh mẽ của thị trường Việt Nam.
Thực tế cho thấy, cầu vàng của thị trường Việt Nam gia tăng, song do chênh lệch giữa giá vàng ở thị trường Việt Nam và quốc tế lên mức kỷ lục 18-19 triệu đồng/lượng được xem là rào cản lớn đối với người dân có nhu cầu về vàng. Để tránh rủi ro khi rót vốn vào vàng, có một số yếu tố nhà đầu tư vàng cần xem xét. Thị trường vàng là một thị trường mang tính toàn cầu, tuy nhiên các chuỗi cung ứng địa phương và các kích cỡ thanh vàng khác nhau có thể tạo ra chênh lệch giá giữa các thị trường.
Đáng chú ý là khi nhu cầu về trang sức vàng của thị trường Việt Nam tăng 11% trong năm 2021 dù ảnh hưởng làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19. Thực tế cũng cho thấy, đồ trang sức bằng vàng chiếm khoảng 33% nhu cầu hàng năm về vàng trên toàn thế giới và nó thường được xem như một khoản đầu tư. Dù có thể phục vụ nhu cầu thẩm mỹ, trang sức vàng thường được mua với động cơ tài chính. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu của người tiêu dùng vẫn nằm ở mức cao trong bối cảnh các nền kinh tế tiếp tục phục hồi và mở cửa, và điều này có khả năng thúc đẩy nhu cầu đối với mặt hàng vàng. Nghiên cứu thị trường của WGC cho thấy, trang sức vàng là khoản đầu tư được sở hữu nhiều thứ ba tại Việt Nam.
Theo ông Andrew Naylor, chủ trương của Chính phủ Việt Nam là chống vàng hóa, đô la hóa trong nền kinh tế nên đã có những biện pháp kiểm soát thị trường vàng khiến một lượng vàng lớn đang còn nằm bất động, hạn chế cơ hội đầu tư ở kênh vàng. Trong khi đó, có một số loại hình phát triển đảm bảo sự đóng góp của vàng vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Sự trao đổi là rất thiết yếu bởi khả năng hệ thống hoá thị trường và định giá hàng hoá tạo ra nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Việc số hóa vàng trên diện rộng cũng rất quan trọng. Các sản phẩm vàng kỹ thuật số có thể giúp huy động vàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng sử dụng vàng làm tài sản thế chấp và làm vốn huy động cho doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc mở tài khoản ngân hàng truyền thống.
Theo Tinnhanhchungkhoan
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,550 -70 | 25,650 -70 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |