Theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố ngày 16/5, sản lượng công nghiệp tháng 4 của Trung Quốc giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số bán lẻ giảm 11,1% do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch bệnh làm nền kinh tế ngày càng xấu đi.
Trong tháng 4, đà lây lan mạnh của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh đó là quy định người dân không được phép rời khỏi nhà áp dụng tại Thượng Hải, Bắc Kinh và một số địa phương khác đã buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
“Tình hình quốc tế phức tạp, bên cạnh đó là dịch bệnh Covid-19 trong nước, làm gia tăng áp lực đối với tăng trưởng kinh tế”, theo Cục thống kê Trung Quốc.
Tuy nhiên cơ quan thống kê Trung Quốc cho rằng tác động của Covid-19 chỉ là tạm thời và nền kinh tế dự kiến sẽ “ổn định và phục hồi”.
Đến hiện tại, Chính phủ Trung Quốc vẫn thể hiện quyết tâm theo đuổi zero Covid, cho dù khả năng lây nhiễm cao của biến chủng Omicron đặt các địa phương của nước này trước nguy cơ cao của tình trạng mở cửa trở lại rồi lại phải phong toả. Thượng Hải hiện đã bắt đầu nới các hạn chế chống dịch, nhưng có lẽ phải mất một thời gian dài các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở thành phố này mới có thể trở lại bình thường.
Cũng theo thống kê, đầu tư vào tài sản cố định 4 tháng đầu năm tại Trung Quốc đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 7%. Đầu tư vào bất động sản giảm 2,7%, trong khi đầu tư vào sản xuất tăng 12,2% và đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng 6,5%.
Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, sản lượng ô tô chở khách của Trung Quốc đã giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu chính thức của Bộ Thương mại cho năm 2018, lĩnh vực ô tô ở Trung Quốc chiếm khoảng 1/6 việc làm và khoảng 10% doanh số bán lẻ.
Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ở 31 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã tăng lên mức cao mới là 6,7% vào tháng 4, theo dữ liệu từ ít nhất đến năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố đã tăng 0,3 điểm % so với tháng 3 lên 6,1% vào tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi đã lên mức 18,2%.
Các cú sốc kinh tế từ chính sách zero Covid-19 đẩy mục tiêu tăng trưởng 5,5% rời xa tầm với của Trung Quốc. Điều này cũng góp phần tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng toàn cầu.
Trước đó, Bắc Kinh phát tín hiệu rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây thúc giục các quan chức đảm bảo ổn định kinh tế thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ.
Trong ngày 15/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng đưa ra các động thái để xoa dịu cuộc khủng hoảng nhà ở bằng cách giảm lãi suất cho vay thế chấp đối với người mua nhà lần đầu. Đồn thời, NHTW Trung Quốc cũng quyết định giữ nguyên lãi suất đối với các khoản vay chính sách kỳ hạn 1 năm bất chấp áp lực lạm phát.
Các gói kích thích tiền tệ dường như ít có tác dùng vì các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt. Dữ liệu trong ngày 13/5 cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng không mấy mặn mà với việc đi vay trong tháng 4/2022. Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong tháng trước, với các khoản vay mới bằng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2017.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,490 -40 | 25,600 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |