Hiện giới doanh nghiệp và các nhà đầu tư Phố Wall mong muốn chính quyền Tổng thống Trump đưa ra một giải pháp nhanh chóng cho cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và một dự luật về cơ sở hạ tầng nhằm thu hút thêm nguồn vốn để thúc đẩy nền kinh tế vào cuối năm nay, đồng thời hy vọng về những lực đẩy cho nền kinh tế trong năm 2019.
Sau khi tăng trưởng 3,5% trong quý III vừa qua, cao hơn so với mức 3,4% như dự báo của giới chuyên môn, kinh tế Mỹ vẫn duy trì được đà tăng trưởng khá mạnh mẽ.
Đáng chú ý là sự tăng mạnh trở lại của chỉ số PMI, đạt 54,8 điểm trong tháng 10 và chấm dứt được xu hướng đi xuống liên tục của chỉ số sản xuất từ tháng 5 trở lại đây. Trong khi đó, thị trường lao động tiếp tục được cải thiện tích cực, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 3,7% – thấp nhất trong vòng 48 năm qua và số lượng việc làm được tạo thêm trong lĩnh vực phi nông nghiệp gia tăng mạnh từ mức 134 nghìn việc làm trong tháng 9 lên mức 250 nghìn việc làm trong tháng 10.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn một bài viết trên tờ Washington Post ngày 18/11 cho biết hơn 30% số các chuyên gia kinh tế hàng đầu được hỏi dự đoán rằng kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu suy thoái vào năm 2020.
Đồng thời, mới đây, các nhà kinh tế học của Goldman Sachs cũng dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2019, với trung bình là 1,75% trong nửa cuối năm. Các nhà kinh tế kỳ vọng rằng tăng trưởng sẽ giữ trên 2% phần trăm trong quý đầu tiên và thứ hai của năm tới, tương ứng là 2,2% và 2%, trước khi giảm xuống 1,7% trong quý thứ ba và 1,5% trong quý thứ tư. Lần gần đây nhất mà kinh tế Mỹ tăng trưởng dưới 2% là quý đầu tiên của năm 2017.
Về lạm phát, các nhà kinh tế Goldman Sachs dự báo, lạm phát năm 2019 tại Mỹ (được đo bằng PCE lõi) sẽ tăng với tốc độ 2,3%. Mặc dù sự sụt giảm của giá năng lượng và đồng đôla mạnh hơn sẽ giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, nhưng chính sách thuế quan có thể tạo ra một số áp lực lạm phát và chiếm 0,2% mức tăng dự kiến của lạm phát trong năm 2019.
Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển nền kinh tế Mỹ, như chi phí vay mượn cao, đồng USD mạnh, nền kinh tế toàn cầu suy yếu, cuộc chiến thuế quan leo thang và những chương trình kích thích tài chính như cắt giảm thuế không còn phát huy tác dụng thúc đẩy sự bùng nổ trong đầu tư kinh doanh.
Đáng chú ý, chi tiêu tiêu dùng – vốn chiếm tới 70% hoạt động kinh tế của Mỹ – tiếp tục tăng trưởng yếu ớt trong tháng 10. Cụ thể, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ có sự sụt giảm từ mức trên 6% của 4 tháng trước xuống hiện còn 4,7%. Tiêu dùng yếu ớt, cộng thêm đồng USD có xu hướng mạnh lên đã khiến lạm phát tại Mỹ cũng có xu hướng đi xuống khi chỉ số giá cả hàng hóa so với cùng kỳ đã giảm liên tục trong 3 tháng gần đây, từ mức đỉnh 2,9% so với cùng kỳ trong tháng 7 xuống hiện còn 2,3%.
Bên cạnh đó, cán cân thương mại trong tháng vừa qua tiếp tục nới rộng mức thâm hụt lên 53,2 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và là mức thâm hụt cao nhất được ghi nhận trong vòng 6 tháng qua.
Trong khi đó, thị trường nhà đất cũng chậm lại với số lượng người mua ít đi, cùng với việc chính phủ tăng chi tiêu.
giavangvn.org tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,420 30 | 26,520 30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,300 | 121,300 |
Vàng nhẫn | 119,300 | 121,330 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |