Theo tính toán của các chuyên gia, qui mô nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm chưa tới 1% qui mô nền kinh tế thế giới và hệ lụy mà thế giới phải gánh chịu khi lĩnh vực ngân hàng của quốc gia này gặp vấn đề là rất nhỏ.
Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements) và J.P Morgan Asset Management, các ngân hàng Tây Ban Nhà là những người có quan hệ sâu rộng nhất với hệ thống tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 4,5% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng nước này.
“Những số liệu ấy thực sự không làm tôi lo ngại. Tôi nghĩ những gì đang diễn ra chỉ là yếu tố tâm lý”, Giám đốc phụ trách danh mục đầu tư Sat Duhra của Janus Henderson Investors nói trên đài truyền hình CNBC.
Ông Duhar cho rằng những diễn biến gần đây tại Thổ Nhĩ Kỳ đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi các nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại về những căng thẳng thương mại gia tăng, lãi suất tăng ở Mỹ và triển vọng kinh tế không như kỳ vọng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh trên thì các thị trường mới nổi, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Quỹ ETF iShares MSCI Emerging Markets đã mất đi 1% giá trị trong tuần vừa qua mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm 0,6% tổng tài sản của quỹ này.
Các nhà đầu tư đã rút tiền ra khỏi nhiều thị trường mới nổi vì họ lo ngại rằng các nền kinh tế đang phát triển khác, đặc biệt là các quốc gia có nền tảng tài chính kém vững chắc, sẽ theo bước chân của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đã làm cho nhiều đồng tiền khác bị ảnh hưởng. Đồng rupi của Ấn Độ và đồng peso của Ác-hen-ti-na đã xuống tới mức thấp nhất so với đồng đô la Mỹ hồi đầu tuần này.
Tuy nhiên các chuyên gia tài chính cho rằng những lo sợ này là không có cơ sở.
“Cuộc khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra những quan ngại về những thị trường dễ tổn thương hơn hiện có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hơn Thổ Nhĩ Kỳ như: Bra-xin, Nam Phi và Ác-hen-ti-na”, Wells Fargo Investment Institute phân tích trong một báo cáo mới ra.
“Nên nhớ rằng về tổng thể thì các thị trường mới nổi hiện đang có nền tảng tài chính mạnh hơn nhiều so với 20 năm trước đây”, Wells Fargo Investment nhận định.
Mặc dù không can hệ gì nhiều tới hệ thống tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cũng bị vạ lây.
Cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu như BBVA của Tây Ban Nha hay UniCredit của Italia trong tuần này đã giảm tương ứng 3,3% và 4,6%.
Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ hiện rất dễ bị tổn thương do các công ty có những khoản nợ lớn bằng ngoại tệ và do đó khi đồng Lira mất giá họ rất khó có thể trả được những khoản nợ này. Tổng các khoản nợ nước ngoài của quốc gia này hiện bằng khoảng 50% GDP và phần lớn trong số đó là nợ của các doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng sự yếu đi của các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lan sang các ngân hàng nước ngoài – những người đang nắm giữ tài sản tại nước này.
“Điểm yếu của cả hệ thống này là ngân hàng. Tôi cho rằng tình hình hiện tại vẫn ổn. Thế nhưng nếu tình hình vẫn không có gì thay đổi trong vòng 9-12 tháng tới thì tôi nghĩ các ngân hàng nơi đây sẽ là khâu yếu nhất”, Nafez Zouk, kinh tế gia trưởng về thị trường mới nổi của Oxford Economics nói với kênh truyền hình CNBC.
Khi các nhà đầu tư tìm tới một nơi an toàn cho những đồng tiền của họ thì những tài sản của Mỹ trở thành món hàng mà họ ưa thích trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang khỏe lên và lãi suất cao hơn.
Khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ đang bán ra một khối lượng kỷ lục trái phiếu Mỹ. Nhu cầu nói trên của nhà đầu tư đã đẩy chỉ số US Dollar Index lên hơn 4% từ đầu năm cho tới nay.
Việc đồng đô la Mỹ lên giá sẽ gây thêm rắc rối cho Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường mới nổi, David Dietze, sáng lập viên, Chủ tịch kiêm Giám đốc Chiến lược đầu tư của Point View Wealth Management cho biết.
Ông Dietze phân tích: “Lãi suất tại Mỹ tăng dẫn tới hai điều. Thứ nhất, nó làm cho các khoản nợ tính bằng đô la Mỹ của các nền kinh tế mới nổi trở nên lớn hơn khi qui đổi ra nội tệ. Thứ hai, mọi người sẽ đổ xô tận dụng lợi thế khi lãi suất Mỹ tăng, đẩy giá trị của đồng đô la Mỹ lên và từ đó làm cho các khoản vay bằng đô la Mỹ càng khó trả hơn”.
Theo nhận định của hãng tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đối đầu nhau qua sự việc thuế quan và việc bắt giam mục sư Andrew Brunson. Đây là cơ hội để mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU nồng ấm trở lại.
“EU và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu nay đã có bất đồng về vấn đề pháp trị và tự do báo chí, tuy nhiên EU luôn thận trọng trong việc xử lý mối quan hệ với ông Erdogan, không thất thường và khó dự đoán như ông Trump”, Eurasia nhận định.
“Việc các nhà lãnh đạo châu Âu không có thiện cảm với ông Trump khả năng cao sẽ dẫn tới việc họ sẽ quay lưng lại với cách tiếp cận của ông này. Nếu điều này diễn ra thì các quan chức cao cấp của EU sẽ hướng tới ‘sự tương đồng’ về những vấn đề mà EU và Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp phải với Mỹ, đó là thuế quan, những mối đe dọa và những điều khác nữa”, Eurasia phân tích.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy thái độ ủng hộ EU trong việc chỉ trích Mỹ. “Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak đã đăng một hồi âm rất tích cực trên Twitter về một bài báo nói về việc Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Almaier đã chỉ trích mức thuế quan mới mà ông Trump áp lên hàng hóa của Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cho thấy quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang tiếp tục ấm lên”, Eurasia bình luận.
Theo Nhà đầu tư
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |