Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương và phiên họp thường kỳ tháng 6.2018, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá nhằm hạn chế tác động tiêu cực của những biến động kinh tế, tài chính thế giới, chủ động công tác truyền thông để không gây tâm lý kỳ vọng lạm phát, bất ổn trên thị trường ngoại hối.
Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh sau khi chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tấn công Trung Quốc bằng việc áp mức thuế 10% trên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực từ tháng 9 tới sau khi đã áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng hóa từ 6.7. Trung Quốc cũng đã cảnh báo sẽ có biện pháp đáp trả cần thiết.
Đồng bạc xanh trên thị trường thế giới liên tục được củng cố đà tăng, đạt mức cao nhất trong vòng sáu tháng so với đồng Yên Nhật. Cùng thời điểm, Nhân dân tệ đã mất tới 5% giá trị kể từ khi Mỹ nổ phát súng đầu tiên châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới này.
Tại thị trường trong nước, tính từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm đã tăng khoảng 1,1% so với đầu năm. Tỷ giá tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) tăng mạnh hơn với mức tăng vào khoảng 1,45% – thấp hơn mức tăng 2,5% của tỷ giá tại thị trường tự do.
Dự đoán, trong nửa cuối năm khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, một kịch bản có thể xảy ra, đó là tỷ giá USD/VND sẽ tăng giá mạnh mẽ hơn.
Theo chuyên gia tài chính TS Nguyễn Trí Hiếu, tỷ giá đã biến động một cách “lạ lùng” trong 1 tháng qua, sau 5 tháng đầu năm ổn định. Cụ thể, trong 5 tháng tỷ giá USD/VNĐ biến động khoảng 0,3 – 0,4% nhưng riêng tháng 6 và nửa đầu tháng 7.2018 tỷ giá đã có những bước sóng nhanh và mạnh. Tác động từ chiến tranh thương mại chính là căn nguyên cơ bản.
“Trong 3 tháng qua, Nhân dân tệ đã mất giá 5,4% khi Mỹ bắt đầu nhăm nhe trừng phạt Trung Quốc, còn Việt Nam giữ ổn định tỷ giá so với USD nên vô hình chung VND đã lên giá so với Nhân dân tệ. Tôi cho rằng Trung Quốc còn nhiều dư địa để phá giá đồng tiền nước này, từ đó có sức ép lên tỷ giá USD/VND hiện tại cũng như trong thời gian tới”, TS Hiếu dự báo.
Đồng quan điểm, chuyên gia ngân hàng TS Cấn Văn Lực phân tích, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã, đang xảy ra và khi đó có nhiều tác động liên quan đến kinh tế, thương mại, đầu tư đối với các nước, trong đó có Việt Nam. Riêng vấn đề tỷ giá, khi chiến tranh thương mại xảy ra, một số nước có điều chỉnh nhẹ tỷ giá của mình, trong đó có Trung Quốc.
Vị chuyên gia này nhấn mạnh, hiện Mỹ và Trung Quốc là 2 đối tác thương mại đặc biệt quan trọng với Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu, còn Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đó, cuộc chiến thương mại và sự mất giá của Nhân dân tệ thời gian qua có ảnh hưởng tới kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ đó, tạo áp lực tâm lý với VND, tỷ giá từ đầu năm đến nay và những tháng cuối năm sẽ căng thẳng hơn.
Tỷ giá USD/VND có những biến động mạnh trong thời gian gần đây còn do đồng USD tăng tương đối mạnh trên thị trường thế giới. Tính trong 6 tháng đầu năm, chỉ số đồng USD đã tăng giá khoảng 3,3% và dự báo còn tăng nữa với lý do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tiếp tục tăng lãi suất nhanh hơn và kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tích cực. Yếu tố này sẽ tạo ra áp lực với tỷ giá USD/VND”, ông Lực phân tích thêm.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng viện kinh tế và chính sách VEPR, cho rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung làm cho Nhân dân tệ hiện nay giảm rất mạnh so với đồng USD và Việt Nam không thể không điều chỉnh tỷ giá của mình.
Ông Thành đưa ra gợi ý “ Lãi suất là giá cả của tiền, tăng lãi suất cũng chính là tăng giá trị cho đồng nội tệ. Nếu như NHNN muốn giữ ổn định tỷ giá thì cũng vẫn có thể phải điều chỉnh lãi sất tiền gửi trong nước”.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Mùi, nguyên Giám đốc trường đào tạo và bồi dường cán bộ Vietinbank, cho rằng không nên đặt vấn đề đánh đổi, mà phải chiều chỉnh làm sao cho hợp lý giữa tỷ giá và lãi suất trong phạm vi chấp nhận được.
“Một khi tỷ giá biến động mạnh, những nguồn lực khác không đủ khả năng giữ chân tỷ giá thì cũng cần phải tính đến việc tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức điều chỉnh lãi suất cũng phải trong phạm vi chấp nhận được, bởi một khi lãi suất huy động tăng kéo theo đó sẽ là lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. Khi đó chi phí lãi vay của doanh nghiệp sẽ rất đắt” bà Mùi nhấn mạnh.
Theo bà Mùi, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu, nếu lãi suất tăng thì các doanh nghiệp sẽ thua thiệt trong cạnh tranh, vì chi phí vốn của doanh nghiệp hiện đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vốn dĩ đã thấp, nay sẽ bị kém đi.
“Một khi thua thiệt, doanh nghiệp không có điều kiện phát triển, hàng loạt doanh nghiệp “đóng cửa” sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Quan điểm của tôi là không đánh đổi, mà phải cân đối giữa 3 nhân tố tỷ giá, lãi suất và lạm phát”, bà Mùi bày tỏ quan điểm.
Nhiều chuyên gia cũng thừa nhận, về nguyên lý để kiểm soát tỷ giá thì sử dụng công cụ lãi suất cũng là một lựa chọn được khuyến nghị và thực tế cũng được nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam hay sử dụng. Nhưng với bối cảnh hiện tại của Việt Nam khi lãi suất ảnh hưởng lớn đến năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp của người tiêu dùng thì phải thực sự cân nhắc. Trong bộ công cụ lãi suất có rất nhiều lãi suất cụ thể do đó sử dụng lãi suất nào, mức độ bao nhiêu thì cần phải có nghiên cứu bài bản.
“Chúng ta đã cố gắng rất nhiều để giữ mức lãi suất thấp như hiện nay nhưng nếu so với thế giới thì lãi vay của doanh nghiệp Việt vẫn còn cao. Đứng trên góc độ phát triển bền vững thì tôi tin rằng Chính phủ sẽ kiên định với mục tiêu giảm lãi suất. Rất khó đánh đổi một phần tỷ giá với lãi suất”, Trưởng phòng đào tạo Học viện ngân hàng TS Phạm Quốc Khánh nêu quan điểm.
Theo Dân Việt
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,660 60 | 25,760 51 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |