Nga đang là cái tên nổi bật trên thị trường vàng toàn cầu, xét cả về cung và cầu. Theo đó, Nga là nhà sản xuất vàng lớn thứ ba thế giới, có 200 năm lịch sử khai thác vàng và là nhà mua vàng chính thức lớn nhất. Theo Hội đồng vàng thế giới, dự trữ vàng của Nga lớn thứ sáu thế giới và chiếm 17% tổng sản phẩm quốc gia.
PGS.TS Bùi Quang Bình (Đại học Kinh tế Đà Nẵng) nhìn nhận, việc Nga tăng cường tích mua vàng để tích trữ vàng như là một cách phòng thủ, một bước đi nhằm giảm phụ thuộc vào đồng USD.
Theo đó, USD là đồng tiền quốc tế, khi sử dụng đồng tiền này tức là phụ thuộc vào nó.
“Quốc gia nào cũng có giỏ dự trữ ngoại tệ, giống như của để dành. Trong giỏ này, các nước có thể dự trữ đồng này hay đồng khác, nhưng về nguyên tắc họ dự trữ đồng tiền mạnh nhất và đến thời điểm này, đó là đồng USD.
Nước Nga cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga và Mỹ đang căng thẳng như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nếu Nga dự trữ đồng USD nhiều thì đó là điều rất tệ đối với Nga bởi khi Mỹ phá giá đồng USD, Moscow sẽ bị mất đi số tiền khổng lồ.
Trong khi đó, xét ở góc độ tiền tệ, vàng mới là tiền thật và thước đo giá trị của tiền chính là vàng. Ngoài ra, vàng còn được coi như antidollars (kháng USD), nghĩa là trong giao dịch, dự trữ ngân khố, chỉ có vàng mới có giá trị thách thức được sức mạnh của USD. Vàng, có thể và duy nhất hiện nay, thay thế được USD để trở thành phương tiện thanh toán cuối cùng và tích lũy tài sản.
Bản thân Mỹ cũng dự trữ vàng với lượng dự trữ lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng tích cực dự trữ vàng… Đối với Nga, về nguyên tắc, đáng lẽ họ dự trữ ngoại tệ thì giờ họ bớt đi và tăng lượng vàng dự trữ lên.
Đây chính là một cách để làm cho đồng USD suy yếu. Nếu sử dụng đồng USD ít đi, chẳng hạn, trong giao dịch nhiều nước sử dụng phương thức hàng đổi hàng, không thanh toán bằng đồng USD nữa thì nhu cầu đồng USD sẽ giảm xuống. Đó cũng là cách để đồng USD yếu đi”, PGS.TS Bùi Quang Bình phân tích.
Vị chuyên gia này cũng chỉ rõ, trước nay, Mỹ thường dùng hệ thống tài chính, trong đó có đồng USD như một công cụ để gây sức ép, thao túng quốc gia sử dụng đồng USD. Mỹ có thể lên giá, xuống giá hoặc phá giá đồng tiền, dù những biện này có thể khiến Mỹ thiệt hại, nhưng trước hết họ sẽ dùng nó làm sức ép.
Chính vì thế, việc Nga giảm dự trữ USD, tăng dự trữ vàng là một cách để Mỹ không còn công cụ ép nước này nữa.
Bên cạnh đó, nhìn vào trữ lượng tài nguyên và mục tiêu mua vàng hiện nay của Nga, PGS.TS Bùi Quang Bình nhận xét, số vàng mà nước này có được sẽ nâng đỡ cho nền kinh tế Nga bởi một quốc gia có dự trữ càng nhiều càng chứng tỏ họ giàu.
Tuy nhiên, để phát triển kinh tế, Nga còn có nhiều thứ khác, không chỉ có vàng. Điều khôn ngoan của Nga là đã để dành thứ khó mất giá và bản thân Nga chủ động được, đó là vàng.
Theo Baodatviet.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,350 -30 | 26,450 -30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,5001,000 | 121,500500 |
Vàng nhẫn | 119,5001,000 | 121,530500 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |