Phải thừa nhận rằng từ khi NHNN đưa vàng ra khỏi hệ thống các TCTD, thì thị trường vàng trong nước đã ổn định hơn, hiếm khi thấy cảnh đổ xô đi mua vàng như trước đây. Tuy nhiên, sự ổn định đó chưa hẳn đã hoàn toàn bền vững.
Biểu đồ giá vàng trong nước (SJC) và vàng thế giới (Spot gold) từ 13/6 – 11/9/2017.
“Cơn sốt” vẫn âm ỉ
Còn nhớ khi xảy ra Brexit, giá vàng thế giới đã tăng vọt lên tới 1.375USD/oz, đẩy giá vàng miếng SJC lên tới ngưỡng 40 triệu đồng/lượng. Diễn biến đó đã tạo cú sốc về tâm lý, khiến cảnh người dân “rồng rắn” xếp hàng đi mua vàng lại tái diễn như những năm trước 2013. Đồng thời, giá vàng miếng SJC cũng có biến động bất thường, vượt xa biến động của giá vàng quốc tế. Nếu như trước đó chỉ vài ngày, giá vàng thế giới còn đắt hơn giá vàng miếng SJC, thì đến ngày 7/7/2016, giá vàng miếng SJC lại cao hơn giá vàng thế giới 700.000 đồng/lượng. Và tới cuối phiên giao dịch cùng ngày, mức chênh lệch này đã tăng lên gần 3 triệu đồng/lượng.
Theo đánh giá của một số tổ chức trong nước, lượng vàng trong dân hiện còn khoảng 500 tấn, thậm chí có thể lên tới 1.100 tấn như đánh giá của Hội đồng vàng Thế giới (WGC).
Dù biến động bất thường nói trên chưa nghiêm trọng tới mức NHNN phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để dập vàng miếng SJC nhằm can thiệp thị trường vàng như trước đây đã từng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng nguyên liệu cho các DN sản xuất vàng miếng để “cắt sốt” giá vàng. Thế nhưng, diến biến đó cũng đủ để nói lên rằng cơn sốt giá vàng vẫn còn đang âm ỉ, chứ chưa được “điều trị” dứt điểm.
Vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên vào ngày 3/9 vừa qua cũng đã đẩy giá vàng thế giới và giá miếng SJC tăng khá mạnh lên tới mức cao trong nhiều tháng qua, nhưng không dẫn tới tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng như Brexit. Sở dĩ như vậy là do sự kiện này diễn ra đúng vào dịp nghỉ lễ 2/9, nên “sức nóng” của nó khi lan tỏa tới thị trường vàng Việt Nam đã nguội bớt.
Hơn nữa, “nếu xảy ra sự kiện giống như Brexit, hay xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên, thì chắc chắn giá vàng miếng SJC sẽ vượt ngưỡng 40 triệu đồng/lượng. Khi đó, nếu không có nguồn cung mới, thì thị trường vàng Việt Nam sẽ biến động mạnh”, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam nhìn nhận.
Thị trường vàng khó có thể tự cân đối
Mặc dù Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo NHNN nghiên cứu chính sách huy động nguồn lực vàng trong dân, nhưng đến nay cơ quan này chưa đưa ra giải pháp nào và vẫn muốn bảo vệ quan điểm huy động vàng thông qua quan hệ mua bán.
Trên thực tế, quan điểm chính sách này mới chỉ đúng ở một khía cạnh nhất định. Bởi hiện mới chỉ có một phần nhỏ trong tổng số vàng nói trên đã được bán ra thị trường, hoặc cho vay để các DN cân đối trong hoạt động kinh doanh. Và cũng nhờ vậy, từ một số năm nay, NHNN không phải tiêu tốn ngoại tệ nhập khẩu vàng nguyên liệu để dập vàng miếng SJC cung ứng ra thị trường. Ông Trần Thanh Hải cho rằng, may mắn là trong một số năm qua giá vàng liên tục sụt giảm, nên người dân đã có xu hướng bán ra. Do đó, các DN có nguồn để cân đối trong hoạt động kinh doanh. Nhưng nếu giá vàng tăng liên tục, mà NHNN không bổ sung nguồn cung mới, thì thị trường vàng trong nước sẽ khó có thể tự cân đối được.
Do hiện nay nguồn cung vàng miếng SJC không ổn định, nên phần lớn các DN đều có xu hướng mua vào bao nhiêu, thì bán ra bấy nhiêu. Nếu không mua được nhiều, thì các DN thường phải “cố thủ” giá vàng để phòng ngừa rủi ro. Do đó, giá vàng trong nước thường cao hơn giá vàng quốc tế.
Nếu chênh lệch giá vàng luôn ở mức quá cao, thì tình trạng nhập lậu vàng sẽ ngày càng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các con buôn gom ngoại tệ để nhập lậu vàng, ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
Số liệu của WGC cho thấy, trong giai đoạn 2013- 2016, Việt Nam tiêu thụ khoảng 288,2 tấn vàng, trong đó ước tính khoảng 40 tấn là vàng tái chế trong nước. Trong khi đó, NHNN không nhập khẩu hay cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng cho bất kỳ DN nào trong giai đoạn này. Do đó, 248,2 tấn vàng có nguồn gốc từ đâu, thì chắc hẳn ai cũng đoán được.
Từ phân tích trên cho thấy, nếu chỉ huy động vàng gián tiếp, hay nói cách khác để cho thị trường vàng trong nước tự cân đối, thì không những Nhà nước không huy động được nguồn lực vàng cho đầu tư phát triển kinh tế, mà còn có nguy cơ làm “méo mó” thị trường vàng.
Bởi vậy, giải pháp tốt nhất hiện nay là cần thành lập Sở giao dịch vàng tập trung.
Theo Enternews.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,420 30 | 26,520 30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,300 | 121,300 |
Vàng nhẫn | 119,300 | 121,330 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |