INTL FCStone: Vàng hướng sự tập trung vào Bắc Triều Tiên, chỉ số CPI và cuộc họp chính sách của Fed 12:10 14/09/2017

INTL FCStone: Vàng hướng sự tập trung vào Bắc Triều Tiên, chỉ số CPI và cuộc họp chính sách của Fed

Edward Meir- chuyên gia tư vấn hàng hóa tại INTL FCStone chia sẻ những nhân tố chính ảnh hưởng đến thị trường vàng thời điểm hiện tại là Triều Tiên, báo cáo chỉ số giá tiêu dùng Hoa Kỳ hôm nay và cuộc họp Ủy ban thị trường mở Liên bang (FMOC) tuần sau.

US Federal Reserve Chair Janet L. Yellen

Meir nhận định “cuộc khẩu chiến giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn tiếp diễn”. Điều này có nghĩa là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vẫn sẽ hỗ trợ cho quý kim. “So sánh 2 sự kiện thì cuộc họp chính sách của Fed vào tuần tới sẽ có trọng lượng hơn cả. Chúng tôi cho rằng cuộc họp này sẽ là cơ hội hỗ trợ quý kim do Fed sẽ tiếp tục sử dụng giọng điệu mềm mỏng (không ủng hộ tăng lãi suất) khi kinh tế Mỹ thời gian qua phải chịu thiệt hại do 2 cơn bão Harvey và Irma”.

Otunuga của FXTM: Vàng vẫn duy trì ‘sức hấp dẫn’ những có thể sẽ chững lại trước thềm công bố CPI

Lukman Otunuga– chuyên gia phân tích tại FXTM chia sẻ giá vàng có khả năng chững lại do thị trường chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ trong tháng 8 sẽ được công bố vào hôm nay. Tuy nhiên, về tổng thể, quý kim vẫn duy trì được ‘sức hấp dẫn’ của mình.

“Mặc dù căng thẳng của Bắc Triều Tiên đã hỗ trợ cho quý kim, nhưng xu hướng tăng có thể bị giới hạn trước số liệu lạm phát sẽ công bố hôm nay. Chỉ số CPI được công bố có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất, và vàng – vốn vẫn nhạy cảm với kỳ vọng tăng lãi suất – sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp”.

Nếu như dữ liệu kinh tế yếu sẽ là nhân tố tốt hỗ trợ vàng, Otunuga chia sẻ”Tôi tin rằng vàng vẫn hấp dẫn, mặc dù thời gian gần đây các nhà đầu tư đang chuyển hướng sang những tài sản rủi ro hơn. Nhu cầu về tài sản trú ẩn an toàn vẫn được đảm bảo trước những bất ổn chính trị tại Washington và căng thẳng địa chính trị leo thang trên bán đảo Triều Tiên”.

Otunuga mô tả vàng trong đà tăng trên biểu đồ phân tích kỹ thuật hàng ngày. “Nếu giá bứt phá lên trên mức $1340 sẽ khuyến khích thị trường tiêp tục đẩy vàng lên ngưỡng cao hơn tại 1350. Trong một diễn biến ngược lại, nếu vàng tiếp tục suy yếu xuống dưới mức 1325 thì thị trường có khả năng sẽ kéo giá xuống dưới mức 1315 và 1300”.

Sản lượng vàng nắm giữ của quỹ ETF vẫn tăng

Nhu cầu về vàng của quỹ giao dịch ETF tăng lên bất chấp giá giảm sâu trong tuần này. Thực tế, các nhà đầu tư đã sở hữu thêm 4,4 tấn vàng trong lúc giá giảm (theo dữ liệu cập nhật hôm thứ Ba). Commerzbank cho biết “Sản lượng vàng nắm giữ đã tăng lên mức 2138 tấn ngày hôm qua- đánh dấu mức tăng cao nhất kể từ giữa tháng 11 năm ngoái”.

Sean Lusk: Vấn đề của Tiều Tiên chưa chắc đã ‘tàn lụi sau cuộc ăn mừng’

Theo Sean Lusk– giám đốc thương mại quỹ phòng ngừa rủi ro Walsh Trading thì giá vàng giảm mạnh trong tuần kể từ sau cơn bão Irma gây thiệt hại không lớn như dự báo. Điều này khiến nhu cầu trú ẩn an toàn của vàng giảm. Thêm vào đó trừng phạt mà Liên Hợp Quốc giáng xuống Triều Tiên sẽ giúp giảm căng thẳng bởi lệnh trừng phạt này không khắc nghiệt như Mỹ mong muốn.

Điều này đã thúc đẩy nhu cầu tìm đến những tài sản rủi ro hơn từ phía các nhà đầu tư dẫn đến cổ phiếu cao hơn và ngược lại vàng hạ xuống mức thấp. Lusk cho biết “Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là các thương nhân rất hay thay đổi. Nhu cầu tài sản rủi ro có thể tăng hôm nay sẽ có thể nhanh chóng chuyển thành lo lắng trong ngày mai. Đừng nghĩ rằng căng thẳng Mỹ – Triều đã được dập tắt bởi nhà lãnh đạo Triều Tiên lâu nay vẫn luôn thích thú với việc ‘dạy cho Mỹ một bài học’ trước những đáp trả mạnh mẽ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Bởi vậy những sự kiện tiếp theo trong căng thẳng này vẫn là một ẩn số”.

Giavang.net

Tin Mới

Các Tin Khác

10:48 AM 14/09

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

26,420 30 26,520 30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 119,300 121,300
Vàng nhẫn 119,300 121,330

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140