Căng thẳng biên giới Trung-Ấn sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường vàng? 16:12 19/07/2017

Căng thẳng biên giới Trung-Ấn sẽ ảnh hưởng ra sao đến thị trường vàng?

Căng thẳng ở khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bị đẩy lên cao trong những ngày qua sau khi hai bên không có dấu hiệu “nhượng bộ” lẫn nhau. Hai đất nước này được biết đến là 2 thị trường vàng lớn nhất thế giới. Nếu chiến tranh nổ ra, điều gì sẽ xảy đến cho quý kim?

Binh lính 2 nước Ấn- Trung

2 thị trường vàng lớn nhất thế giới

Trong quý I năm 2017, nhu cầu của Ấn Độ về đồ trang sức vàng là 92,3 tấn, so với 22,9 tấn của Mỹ. Nhu cầu đầu tư vàng dưới dạng thanh, đồng tiền là 31,2 tấn trong Q1 2017, so với mức 16,2 tấn của Mỹ. Con số này của Ấn Độ chỉ theo Trung Quốc- mua 176,5 tấn quý kim trong Q1 năm 2017. Ấn Độ và Trung Quốc cùng chiếm hơn một nửa lượng vàng tiêu thụ trên toàn thế giới.

Theo một báo cáo của Metals Focus cho biết đầu tư vàng miếng trên toàn cầu sẽ tăng gần 5%. Trung Quốc sẽ là nước đóng góp lớn nhất vì mong muốn về các tài sản an toàn trong bối cảnh tình trạng bất ổn về kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục ủng hộ vàng.

Với việc thực hiện GST ở Ấn Độ, giá vàng đã tăng nhẹ, hiện đang giao dịch ở mức 28.877 Rs /10 gram.

Căng thẳng bắt đầu và leo thang

Từ tháng trước, Trung Quốc và Ấn Độ đã đối đầu nhau ở khu vực Dokalam, gần ngã ba biên giới Bhutan trong hơn 3 tuần qua sau khi phía quân đội Trung Quốc xây dựng một con đường ở đây. Doka La là tên Ấn Độ của khu vực này trong khi Bhutan gọi là Dokalam còn Trung Quốc tuyên bố đây là một phần của khu vực Donglang. Kể từ khi xảy ra căng thẳng, Ấn Độ và Trung Quốc đã bổ sung thêm các đơn vị tới khu vực để đề phòng nguy cơ va chạm.

Theo Phó Giám đốc của Chương trình châu Á thuộc Trung tâm Wilosn (Mỹ), ông Michael Kugelman, căng thẳng tại khu vực biên giới đang phủ bóng đen lên quan hệ song phương. Từ phía Trung Quốc, có tin cho rằng nước này sẽ tìm cách không để Ấn Độ gia nhập Nhóm các nước cung cấp hạt nhân, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ chặt chẽ với Pakistan – quốc gia láng giềng đối thủ của Ấn Độ.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng đánh tiếng tuyên bố không ủng hộ sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc – một dự án mà Bắc Kinh đặt rất nhiều kỳ vọng.

Căng thẳng sẽ dẫn vàng về đâu?

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị 2 nước leo thang, giới đầu tư kỳ vọng lực mua vàng sẽ đi lên trong vai trò trú ẩn an toàn.

Trước khi thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) tại Ấn Độ tăng, nhiều người dự đoán lực mua vàng sẽ giảm mạnh do người mua đã tranh thủ gom mua từ trước đó nhằm đón đầu mức thuế mới. Thế nhưng, với tình hình căng thẳng chính trị tăng, sức hấp dẫn của quý kim sẽ được củng cố và bù lấp cho sự thiếu hụt này.

Còn người Trung Quốc? Khá chắc chắn rằng lượng vàng họ mua vào sẽ tăng lên do truyền thống giữ vàng của người dân nước này. Các doanh nghiệp có thương vụ làm ăn phía vùng biên giới cũng đang như ngồi trên chảo lửa, họ sẽ phải tìm cách đảm bảo sự thịnh vượng của mình.

Chưa rõ mức độ ảnh hưởng đến giá vàng trên toàn thế giới nhiều đến đâu, nhưng cục diện chính trị ở 2 cường quốc này đang làm bệ đỡ cho quý kim đi lên. Giá vàng đã tăng liền 3 phiên liên tiếp và hiện đang đứng ở $1239,2/oz vào thời điểm đăng tải bài viết.

Giavang.net

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,650 35 25,750 35

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 89,400 91,700
Vàng nhẫn 89,400 91,730

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140