Huy động USD để siết kiều hối
TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, theo đề xuất của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia thì có hai vấn đề, thứ nhất là huy động vàng và thứ hai là huy động đô.
Về chủ trương huy động đô, ông Hiếu phân tích:
Trên thị trường Việt Nam hiện có hai dòng tích trữ đô. Một là tích trữ trong dân chúng và một dòng đang trôi nổi trên thị trường tự do.
Ông Hiếu cho biết, đối với lượng đô tích trữ trong dân hiện các ngân hàng vẫn đang huy động với lãi suất bằng 0%. Vì vậy, nếu đặt chủ trương huy động đô, điều cần thiết phải thực hiện là tăng lãi suất tiền gửi trên tiền đô lên tối thiểu 0,5%.
Riêng với dòng đô đang trôi nổi trên thị trường tự do, ông Hiếu cho rằng rất khó có thể hút được lượng đô này.
Vị chuyên gia giải thích, cách duy nhất để hút được nguồn lực này chỉ có cách thông qua các ngân hàng, tăng lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, kể cả ngân hàng có tăng lãi suất tiền gửi thì khả năng huy động được đô trên thị trường tự do cũng rất thấp.
Với phương án phát hành trái phiếu chính phủ bằng tiền đô nghe tưởng dễ nhưng lại không thực hiện được do trong nội địa thì không thể huy động được ngoại tệ.
“Có lẽ chúng ta vẫn phải chấp nhận sự trôi nổi của dòng đô trên thị trường tự do vì trong nội địa chúng ta vẫn đang chấp nhận cho lưu hành song song hai loại tiền là tiền Việt và tiền đô”, ông Hiếu nói.
Trở lại đề xuất huy động đô, TS Hiếu cho biết, có thể Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đang muốn siết nguồn kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam.
Theo ông Hiếu, lượng kiều hối hàng năm đổ về Việt Nam rất lớn, khoảng 9 tỷ USD năm 2016.
Trong số đó, có đến 72% lượng kiều hối đi vào sản xuất, kinh doanh, 21% đổ vào thị trường bất động sản… và chỉ một lượng rất ít gửi về thông qua hệ thống ngân hàng.
Như vậy, nếu hút được dòng vốn này thì đây sẽ là nguồn lực rất lớn. Nhưng như trên đã nói, huy động được lượng đô ngoài thị trường tự do là không đơn giản.
Muốn huy động vàng thì phải….
Về chủ trương huy động vàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, số lượng vàng tích trữ trong dân rất lớn, nếu không thể mang ra phục vụ kinh doanh, sản xuất thì vô cùng lãng phí. Nhưng để huy động được nguồn lực này NHNN phải đứng ra huy động chứ không phải một cơ quan nào khác.
Để huy động vàng trong dân chúng ta cần có 2 công cụ là chứng chỉ vàng do Ngân hàng nhà nước phát hành và thành lập sàn vàng quốc gia với mục đích tạo một thị trường mua bán vàng minh bạch với đầy đủ thông tin về các giao dịch vàng trong và ngoài nước.
Việc phát hành chứng chỉ vàng và trả lãi cho số vàng huy động từ dân sẽ khiến người gửi vàng tại NHNN tin tưởng hơn bất cứ tổ chức tín dụng nào khác. Việc này dù khó nhưng nếu quyết tâm có thể hoàn tất trong khoảng 1 năm.
“NHNN có thể chỉ đứng ra huy động, cấp chứng chỉ vàng và có thể ủy thác cho một số NHTM huy động và lưu giữ hộ. Hoặc cho Bộ Tài chính vay dùng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý đem về phục vụ các dự án phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, cung vốn ra thị trường bế tắc, ngân hàng chỉ nên cho Bộ Tài chính vay vàng và Bộ Tài chính là đầu ra duy nhất với số vàng huy động của ngân hàng. Ngoại trừ việc đấu thầu vàng để ổn định thị trường, Ngân hàng Trung ương không nên kinh doanh vàng, vì nếu như vậy nó sẽ đi ngược với vai trò của nhà quản lý thị trường vàng và trở thành đối thủ cạnh tranh với tất cả các thành phần kinh tế khác.
Trong trường hợp này, dưới sự giám sát của các cơ quan Quốc hội chúng ta phải tin tưởng Bộ Tài chính. Việc sử dụng số vàng huy động này của Bộ Tài chính và dưới sự giám sát của các cơ quan của Quốc hội sẽ tạo được sự tin cậy cao với dân chúng.
NHNN cũng phải đảm bảo vàng gom được trong dân sẽ được trả lại cho dân trong bất kỳ lúc nào, thời điểm nào. Nó giống như việc gửi tiền có kỳ hạn và không kỳ hạn vậy. Bên cạnh đó, chất lượng vàng gửi cũng phải được đảm bảo, tốt nhất là nên thống nhất tiêu chí, nguyên tắc một loại vàng khi người dân gửi và ngân hàng trả cho người dân”, TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ rõ.
Đứng từ phía người huy động là NHNN, vị chuyên gia cho biết họ sẽ phải đối diện với những rủi ro từ những biến động thị trường, do giá vàng lên xuống cũng như phải chấp nhận rủi ro khi mang số vàng đó đi thế chấp, đổi ngoại tệ, đầu tư vào sản xuất…
Lại đề xuất huy động vàng, đô: Nghe lạ quá!
Nhưng ông Hiếu cho rằng, cần phải chấp nhận điều này nếu muốn hút được lượng vàng tích trữ vào nền kinh tế. Nếu cứ giữ tâm lý e ngại rủi ro, lượng vàng trên sẽ nằm chết trong dân mà không cách nào huy động được.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng thừa nhận, ở các nước trên thế giới NHNN hầu hết họ không đứng ra huy động vàng.
Ông Hiếu giải thích, ở Mỹ cũng như nhiều nước khác người dân không tích trữ vàng, ngoài những lo ngại về rủi ro thì sự phát triển ổn định của nền kinh tế khiến người dân các nước không có thói quen tích trữ vàng.
Ở Việt Nam, thói quen tích trữ vàng là do yếu tố lịch sử, do người dân thiếu lòng tin vào tính ổn định của nền kinh tế, do lo ngại lạm phát, đồng tiền mất giá… vì vậy, họ tích vàng để phòng thân.
Theo Baodatviet.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,670 20 | 25,770 20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 89,700300 | 92,000300 |
Vàng nhẫn | 89,700300 | 92,030300 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |