Huy động vàng không đúng, hậu quả khó lường 09:25 23/06/2017

Huy động vàng không đúng, hậu quả khó lường

Huy động nguồn lực trong dân, trong đó có vàng, từng được giao cho các ngân hàng thương mại thực hiện nhưng chủ trương này đã nhanh chóng bị biến tướng, gây thất thoát vốn, để lại nhiều hậu quả tiêu cực và phải mất nhiều năm nữa mới giải quyết xong.

Làm sao để huy động được số lượng lớn vàng người dân đang nắm giữ mà không làm méo mó thị trường? Câu hỏi này không mới vì trong rất nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn, chủ đề này đã được nhắc tới. Mới đây, tại buổi công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017, Ts. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), một lần nữa cho rằng nếu thực hiện sẽ đi ngược với tiến trình chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế đang bắt đầu có hiệu lực trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua. Đưa 500 tấn vàng vào thị trường

Theo các chuyên gia kinh tế, chủ trương huy động 500 tấn vàng trong dân là đúng nhưng việc thực hiện không hề dễ. Nếu không sử dụng vàng này để phục vụ phát triển kinh tế là một điều lãng phí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ vàng hóa nền kinh tế.

Thông tin trên đã nhận được nhiều sự quan tâm vì những ngày qua, giá vàng trong nước tăng theo đà phục hồi của giá vàng thế giới. Cụ thể, giá vàng thoát khỏi đáy năm tuần khi đường cong lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ phẳng nhất trong gần một thập kỷ vì các nhà đầu tư đánh giá chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và tình trạng lạm phát thấp.

Trên thị trường trong nước ngày 22/6, các doanh nghiệp báo giá vàng SJC tăng khá mạnh, tới 50.000 đồng/lượng sau ba phiên giảm trước đó, trong khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa ngừng tăng tỷ giá trung tâm.

Theo ông Thành, vàng được xem như mọi tài sản khác cho nên, nếu huy động, vàng sẽ trở thành phương tiện lưu thông như tiền, khiến nhu cầu giữ vàng tăng lên. Cộng với những tác động bên ngoài, khi vàng tăng giá sẽ tạo ra nhu cầu tích trữ, đầu cơ bởi vì vàng luôn là “hầm trú ẩn” an toàn nhất, có tính thanh khoản cao trên thị trường, tạo mặt bằng lãi suất.

Đối với tiền mặt, Chính phủ, NHNN cũng như các ngân hàng thương mại đã có nhiều chủ trương để huy động hiệu quả, tạo mặt bằng lãi suất khá ổn định, tăng giảm theo quy luật thị trường.

Do đó, nếu huy động vàng trong dân, cơ quan quản lý phải có cơ chế quản lý và vận hành một cách trơn tru, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân nhưng cũng không để vàng hóa thị trường.

Trên thực tế, việc huy động vàng từ dân và lập sàn vàng quốc gia từ lâu đã nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia nhưng cách thức huy động như thế nào, vận hành ra sao, đơn vị nào sẽ quản lý vẫn đang là những câu hỏi gây nhiều tranh cãi.

Trước đây, việc huy động vàng được giao cho các ngân hàng thương mại, sau đó vốn huy động này bị sử dụng sai mục đích đã gây ra những khoản lỗ tới hàng trăm tỷ đồng, là một trong những nguyên nhân tác động đến đổ vỡ thanh khoản khiến các cơ quan quản lý thận trọng hơn.

Cần thận trọng

Chính phủ đã giao cho NHNN xem xét và báo cáo Chính phủ về vấn đề huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng trưởng kinh tế nhưng cho đến nay, NHNN vẫn đang từng bước thận trọng thành lập đề án.

Điều này khác hoàn toàn với cách hiểu rằng huy động là ngân hàng hoặc Nhà nước đi vay vàng và ngoại tệ, thông qua nghiệp vụ huy động – cho vay trước đây của các ngân hàng thương mại.

Nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia tài chính ngân hàng, Ts. Nguyễn Trí Hiếu, cho rằng việc huy động vàng của NHNN không còn là chuyện khả thi hay không mà đã mang tính bắt buộc, là sự hợp lý nên mới được Thủ tướng giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu, xem xét.

NHNN là cơ quan chủ quản, quản lý thị trường vàng nên sẽ nắm được rõ nhất số lượng vàng trong dân là bao nhiêu, bao nhiêu phần trăm trong số đó có thể huy động được, làm sao để huy động được, phân bổ và sử dụng như thế nào…

Tuy nhiên, ông Hiếu khẳng định dù bất kể ở hình thức nào, niềm tin với người dân vẫn là quan trọng nhất. Khi có niềm tin, người dân sẽ thay đổi tâm lý coi vàng là tài sản an toàn, sẽ giữ tiền đồng thay vì giữ vàng và ngoại tệ.

Nhắc lại câu chuyện giá vàng, quý II/2016 đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể của thị trường vàng trong nước. Giá vàng trong nước đã có những phiên tăng mạnh liên tục theo đà tăng của giá vàng thế giới.

Giá vàng miếng SJC bán ra ngày 9/7/2016 bất ngờ tăng 400.000 đồng/lượng lên 37,6 triệu đồng/lượng. Những ngày sau đó, giá vàng trong nước liên tục được thổi lên, có lúc đạt đỉnh 40,5 triệu đồng/lượng (giá vàng thế giới tăng 35 USD/ounce, tương đương 942.000 đồng/lượng) nên rất nhiều người đổ xô đi mua vàng, gây náo động thị trường.

Theo các chuyên gia, hiện nay thị trường vàng đã ổn định, việc huy động vàng vào phục vụ nguồn lực kinh tế là cần thiết. Tuy nhiên, để tìm ra giải pháp tối ưu, cơ quan quản lý cần phải nghiên cứu kỹ càng, không nên vội vàng.

Theo Thoibaokinhdoanh.

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,660 10 25,730 -20

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 89,700 92,000
Vàng nhẫn 89,700 92,030

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140