Nhìn từ vụ mất 14,6 tỷ đồng, thật cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo tinh vi của tội phạm 08:50 04/07/2024

Nhìn từ vụ mất 14,6 tỷ đồng, thật cảnh giác với các chiêu thức lừa đảo tinh vi của tội phạm

(giavangsjc) – Tháng 4/2024, bà Chúc tại Bắc Ninh tới một ngân hàng trên địa bàn thành phố Từ Sơn mở tài khoản, sau đó cùng người nhà chuyển hơn 14,6 tỷ đồng song không nhận được tin nhắn báo biến động số dư. Ba hôm sau, đến ngân hàng kiểm tra, bà được thông báo số dư bằng 0.

Ảnh minh họa

Theo đơn trình báo công an, bà Chúc cho hay bị hai người tự xưng cán bộ công an gọi điện thoại nói bà bị cáo buộc gây tai nạn giao thông, liên quan mua bán ma túy, rửa tiền và yêu cầu phải mở tài khoản tại Techcombank và Vietcombank, chuyển tổng hơn 26,5 tỷ đồng. Bà được yêu cầu cài phần mềm bảo mật để “chứng minh tiền trong sạch”; mua điện thoại khác để liên lạc qua Viber với công an.

Phần mềm này sau đó được cơ quan điều tra xác định có thể can thiệp, xử lý và thay đổi nhiều thông tin như vị trí, lịch sử, danh bạ, tin nhắn….

Theo thông tin Tòa phúc thẩm tỉnh Bắc Ninh ngày 2/7/2024, bà Chúc đã bị đối tượng tội phạm, giả mạo là công an điều tra tại Đà Nẵng, thao túng và lừa cài đặt “Phần mềm bảo mật” có mã độc trên điện thoại. Từ đó, bà Trần Thị Chúc đã vô tình đánh mất quyền kiểm soát số điện thoại, điện thoại di động cùng toàn bộ các app ngân hàng cài trên thiết bị. Đây là nguyên nhân trực tiếp làm mất tổng số tiền gần 14,6 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng của bà Chúc.

Theo chia sẻ của các chuyên gia an ninh mạng, lừa đảo trực tuyến liên tục biến đổi theo các hình thức mới. Nếu người dùng tải về điện thoại các app lạ (app ngoài kho ứng dụng của app store đối với điện thoại hệ điều hành iOS, hoặc ngoài Cửa hàng Play đối với điện thoại hệ điều hành Android), mã độc sẽ tấn công và chiếm quyền điều khiển thiết bị di động cũng như chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng mà người dùng không hề hay biết.

Gần đây nhất, hồi tháng 5/2024, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, dẫn lời Thượng tướng Lương Tam Quang, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, cho biết Việt Nam ghi nhận gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP.

Thượng tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh: Hoạt động lợi dụng không gian mạng tiến hành phạm tội, nổi bật là lừa đảo trực tuyến, chiếm đến 57% tổng số tội phạm mạng, gia tăng cả về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD mỗi năm.

Thống kê trên Cổng cảnh báo an toàn thông tin ghi nhận đến gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP. Trong đó, 91% liên quan lĩnh vực tài chính, tăng 64,78% so với năm 2022, với tỉ lệ người dùng nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trực tuyến là 73%.

“Các nạn nhân thường bị thao túng tâm lý nên dễ dàng nghe theo các yêu cầu của kẻ xấu, kể cả chuyển hết tiền trong tài khoản. Do vậy, có những người đã bị mất những số tiền rất lớn. Kẻ xấu thường sử dụng thủ đoạn dọa dẫm về pháp lý, nhắm vào các phụ nữ lớn tuổi – những người dễ bị ảnh hưởng tâm lý khi bị cáo buộc vi phạm pháp luật” – Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, cho biết.

Tổng hợp

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,650 30 25,750 30

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140