Cuối tháng 9, giá dầu Brent từng tiến sát 98 USD một thùng. Tuy nhiên, giá hiện tại chỉ quanh 79 USD. Lo ngại về nhu cầu yếu và khả năng dư cung năm tới đã gây sức ép lên giá dầu, bất chấp xung đột tại Trung Đông và OPEC+ giảm sản xuất.
Sau hàng loạt đợt cắt giảm từ cuối năm 2022, Arab Saudi, Nga và các thành viên khác trong OPEC+ đã cam kết rút khỏi thị trường 5,16 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 5% nhu cầu dầu toàn cầu. Con số này bao gồm 3,66 triệu thùng của các nước OPEC+ và các khoản giảm tự nguyện của Arab Saudi, Nga.
Reuters trích một nguồn tin từ OPEC+ cho biết mức giảm hiện tại có thể không đủ và nhóm này sẽ phân tích khả năng giảm thêm. Hai nguồn tin khác của Reuters cũng khẳng định điều này.
“OPEC+ không hài lòng khi thấy biến động thị trường ngày càng lớn trước phiên họp kế tiếp, dù các yếu tố nền tảng vẫn vững chắc. Các bộ trưởng có thể sẽ thảo luận về việc nên có thêm chính sách nào để ổn định xu hướng“, nguồn tin của Reuters cho biết.
Chuyên gia phân tích thuộc Goldman Sachs nhấn mạnh trong nghiên cứu được công bố mới đây: “Chúng tôi tin rằng OPEC sẽ đảm bảo giá dầu Brent tăng lên trong ngưỡng từ 80-100 USD/thùng trong năm 2024 thông qua việc duy trì thiếu hụt nguồn cung”.
OPEC+ sẽ có cuộc họp vào ngày 26/11. Kế hoạch giảm sản xuất hiện tại của nhóm này kéo dài đến năm 2024.
Nhiều thành viên OPEC+ hiện coi dầu là nguồn thu ngân sách chính cho chính phủ. Tuy vậy, giới phân tích cho rằng nếu tiếp tục giảm sản lượng dầu, kinh tế Arab Saudi có khả năng tăng trưởng âm năm nay.
Những tuần gần đây, nguồn cung dầu trên thế giới tăng vượt kỳ vọng, chính vì vậy giá dầu có lý do để hạ đều đặn. Nguồn cung từ Guyana và Biển Bắc dự kiến sẽ tăng từ tháng sau, còn xuất khẩu dầu của Mỹ tăng vọt.
Diễn biến sụt giảm của giá dầu trong thời gian qua có nguyên nhân từ các yếu tố kỹ thuật. Các chỉ số thị trường rơi xuống ngưỡng suy giảm lần đầu tiên trong nhiều tháng.
Ngoài ra, nhiều phiên gần đây, các chỉ số còn rơi xuống dưới ngưỡng trung bình của 200 ngày giao dịch, áp lực bán vì vậy gia tăng hơn.
Dữ liệu hàng tồn kho từ Mỹ trong tuần cho thấy tồn kho tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt tại trung tâm dự trữ ở Cushing, Oklahoma.
Tình trạng dự trữ dầu gia tăng diễn ra khi mà nhiều doanh nghiệp lọc dầu trải qua khoảng thời gian bảo dưỡng định kỳ, nhu cầu của họ với dầu thô vì vậy giảm đi. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ cũng tăng lên khi mà quy mô sản xuất Mỹ tăng.
Triển vọng nhu cầu khá u ám. Số liệu từ Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, cho thấy nhiều nhà máy lọc dầu giảm tỷ lệ xử lý trong tháng 10/2023 khi mà nhu cầu dầu giảm so với tháng liền trước đó.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tăng lên ngưỡng cao nhất trong gần 2 năm, phát đi thông điệp về việc nhu cầu dầu thô của thế giới giảm.
Saudi Arabia chuẩn bị kéo dài các quyết định giảm sản lượng sang năm sau khi mà OPEC+ tính đến việc cắt giảm thêm sản lượng nhằm ứng phó với giá dầu giảm và căng thẳng leo thang liên quan đến xung đột Israel-Hamas.
Sau khi giá dầu Brent chạm ngưỡng thấp nhất trong 4 tháng là khoảng 77 USD/thùng trong tuần này, nguồn tin từ chính phủ Saudi Arabia cho thấy nhiều khả năng chính phủ nước này sẽ kéo dài việc hạ sản lượng 1 triệu thùng dầu/ngày ít nhất cho đến mùa xuân.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,650 30 | 25,750 30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |