Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo trắng 18:32 21/07/2023

Ấn Độ chính thức cấm xuất khẩu gạo trắng

Ngày 20/7, thông báo của Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ cho biết, chính sách xuất khẩu liên quan đến gạo trắng không phải gạo basmati dù ở hình thức nào (gạo xay xát một phần hoặc toàn bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hoặc tráng men) đều được chuyển từ “tự do” thành “cấm”.

Chính sách này có hiệu lực ngay lập tức, trừ một số trường hợp như: lô hàng bắt đầu đưa lên tàu trước thời điểm thông báo; các lô hàng đã có hóa đơn vận tải đã được điền; con tàu đã cập cảng Ấn Độ và thứ tự bốc hàng lên tàu đã được cấp; lô hàng đã được chuyển cho Hải quan trước khi thông báo và đã được đăng ký trên hệ thống hải quan điện tử hoặc lô hàng đã đưa vào kho hải quan để xuất khẩu trước thời điểm thông báo. Thời điểm xuất khẩu các lô hàng nói trên là đến 31/8.

Ngoài ra, những lô hàng được xuất khẩu theo giấy phép của Chính phủ Ấn Độ tới các quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực và dựa trên đề nghị của chính phủ nước đó cũng được xuất khẩu.

Ảnh minh họa

Gạo trắng không phải gạo basmati chiếm từ 25-30% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ. Tính về giá trị, xuất khẩu loại gạo này của Ấn Độ đạt kim ngạch 4,2 triệu USD trong năm tài chính 2022-2023, so với mức 2,62 triệu USD trong năm trước đó.

Các thị trường lớn của gạo trắng không phải gạo basmati của Ấn Độ là Thái Lan, Italy, Tây Ban Nha, Sri Lanka và Mỹ. Về khối lượng, Ấn Độ đã xuất 6,5 triệu tấn loại gạo này trong năm tài chính 2022-2023, tăng 22% so với mức 5,3 triệu tấn của năm trước đó.

Lệnh dừng xuất khẩu gạo được Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh giá gạo tại nước này đã tăng hơn 11,5% trong vòng 1 năm qua và 3% chỉ trong tháng vừa qua. Các diễn biến thời tiết không thuận trong vụ lúa xuân hè càng thúc đẩy Chính phủ Ấn Độ đi tới quyết định này.

Lượng mưa sụt giảm tại các bang nông nghiệp quan trọng như Bibar – giảm 40%, Odisha – giảm 15%, Jharkhand – giảm 44%; trong khi mưa lại gia tăng vượt mức thông thường tại một số bang nông nghiệp khác như Punjab – tăng 52% và Haryana – tăng 65%, đang tác động tới sản lượng và chất lượng của các mặt hàng lương thực, ngũ cốc. Lệnh dừng xuất khẩu được cho là nhằm thúc đẩy nguồn cung lương thực trong nước và giúp kiểm soát lạm phát.

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu và là nhà sản xuất lớn thứ 2 chỉ sau Trung Quốc nên nhưng tác động từ lệnh cấm này sẽ vượt xa ngoài biên giới quốc gia.

Các nhà phân tích của CNBC cho biết lệnh cấm có thể khiến giá gạo, vốn đã cao, sẽ còn tăng cao hơn nữa. Bangladesh và Nepal sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh cấm vì là những nước nhập khẩu lớn nhất của gạo Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc giảm nguồn cung, các phản ứng hoang mang và hoạt động đầu cơ trên thị trường gạo toàn cầu sẽ khiến giá cả tăng vọt.

Công ty phân tích nông nghiệp Gro Intelligence còn dự đoán rằng lệnh cấm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực đối với các quốc gia phụ thuộc nhiều vào gạo, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Benin và Nepal. Ngoài ra, các nước châu Phi khác cũng nhập khẩu một lượng lớn gạo từ Ấn Độ.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Radhika Rao của Ngân hàng DBS nhận định việc hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ có thể khiến khách hàng tìm tới các nhà cung cấp thay thế trong khu vực như Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, giá cả sẽ không rẻ. Hiện tại, giá gạo đang dao động ở mức cao nhất 1 thập kỷ khi mặt hàng nông sản này được lựa chọn để thay thế lúa mì và nhiều loại ngũ cốc, vốn chịu tác động từ xung đột ở Ukraine. Giá lúa mì cũng tăng vọt trong tuần này sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,700 0 25,800 0

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140