Trong một cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền truyền thông cuối tuần trước, Tổng thống Zelensky cho biết: “Chúng tôi không thể hình dung Ukraine không có Crimea. Chừng nào Nga còn kiểm soát Crimea, điều đó có nghĩa là xung đột chưa kết thúc”.
Trả lời câu hỏi liệu ông có nghĩ đến một kịch bản “chiến thắng và hòa bình” khi Crimea không phải một phần lãnh thổ của Ukraine hay không, ông Zelensky nói: “Sẽ không có chiến thắng với kịch bản đó”.
Theo Tổng thống Zelensky, việc giành lại bán đảo Crimea sẽ là điều kiện then chốt để chấm dứt xung đột với Nga.
Crimea nằm ở phía nam Ukraine. Năm 2014, Nga tuyên bố sáp nhập Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi. Moskava nhiều lần nhấn mạnh, họ coi Crimea là “vấn đề không thể thương lượng”.
Chính phủ Ukraine và các bên ủng hộ không công nhận kết quả trưng cầu này và tuyên bố sẽ giành lại bán đảo.
Người đứng đầu Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) Kirill Budanov từng nói rằng, quân đội nước này sẽ tiến vào bán đảo Crimea trước mùa đông năm nay.
Tuy nhiên, giới quân sự và chuyên gia phương Tây hoài nghi về khả năng của Ukraine giành lại Crimea trong tương lai gần. Theo các tài liệu tình báo bị rò rỉ hồi đầu năm, giới chức tình báo Mỹ cho rằng, những thách thức về nhân lực và thiết bị có thể khiến chiến dịch phản công đang diễn ra của Ukraine chỉ đạt được những bước tiến khiêm tốn để giành lại các vùng lãnh thổ bị Nga kiểm soát.
Về phía Nga, ngày 5/7, trả lời một câu hỏi từ hãng thông tấn TASS, ông Dmitry Medvedev cho biết chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này sẽ kết thúc trong vòng vài ngày nếu Mỹ cùng các nước đồng minh ngừng gửi vũ khí tới Ukraine.
“Trong NATO, chủ yếu là Mỹ và các đồng minh của họ, hãy ngừng vận chuyển vũ khí và đạn dược tới Ukraine, chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ kết thúc trong vài tháng; và nếu họ ngừng vận chuyển vũ khí ngay bây giờ, thì chiến dịch đặc biệt sẽ kết thúc chỉ trong vòng vài ngày”, ông Medvedev khẳng định.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã bước sang năm thứ 2 và chưa có dấu hiệu sẽ ngừng lại do các bên chưa thể ngồi được vào bàn đàm phán. Cho tới nay, phương Tây đã rót viện trợ quân sự đáng kể cho chính quyền Kiev, trong đó Mỹ là nước viện trợ nhiều nhất.
Mới đây nhất, Mỹ đã công bố gói viện trợ thứ 41 trị giá 500 triệu USD cho Ukraine để hỗ trợ cuộc phản công của Kiev chống lại lực lượng Nga, trong đó có xe bọc thép, đạn dược và thiết bị rà phá bom mìn.
Đồng thời, Washington tuyên bố sẽ chi thêm hơn 2 tỷ USD để mua một loạt đạn dược, radar và các loại vũ khí khác cho Kiev trong tương lai. Gói viện trợ mới này nâng tổng số tiền hỗ trợ an ninh của Mỹ cho Ukraine lên hơn 35 tỷ USD.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho rằng cách duy nhất để buộc Nga ngồi vào bàn đàm phán là tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine. Ông cảnh báo Nga sẽ không đàm phán nếu Moskva tin rằng nước này có thể giành chiến thắng trên chiến trường.
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc Mỹ và các đồng minh chuyển giao vũ khí cho Ukraine, cho rằng những động thái này chỉ làm leo thang và kéo dài cuộc chiến.
Theo Moskva, với việc phương Tây cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện cho quân đội của Kiev, họ trên thực tế đã trở thành một bên của cuộc xung đột.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |