Ngày 13.12, tại Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và UBND TP.Cần Thơ tổ chức hội nghị “Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL”.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Doanh nghiệp' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Doanh nghiệp' target='_blank' rel='noopener noreferrer'>Doanh nghiệp vẫn chờ... tiền">Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ chủ trì. Tham gia hội nghị còn có đại diện 13 tỉnh, thành ĐBSCL; đại diện các hiệp hội doanh nghiệp (DN) T.Ư và địa phương, hiệp hội ngành nghề và các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc thường trực NHNN Việt Nam, hội nghị nhằm trao đổi, tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, nắm bắt nhu cầu vốn của DN và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cả ngân hàng, DN. Qua đó, tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, giúp người dân, DN tiếp cận, sử dụng vốn vay thuận lợi, hiệu quả hơn. Đặc biệt là ưu tiên tập trung đủ vốn tín dụng phục vụ hoạt động thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Cũng theo ông Tú, ngày 5.12 vừa qua, NHNN đã điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Trong đó, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối vốn phù hợp để cấp tín dụng, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn.
Bà Hà Thu Giang, Phó vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN Việt Nam), cho biết tính đến cuối tháng 11.2022, hoạt động ngân hàng tại khu vực ĐBSCL đạt các kết quả tích cực. Huy động vốn đạt gần 719.000 tỉ đồng, tăng 8,68% so với cuối năm 2021. Dư nợ đạt trên 955.000 tỉ đồng, tăng 13,53% so với cuối 2021. Tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỉ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.
Một số mặt hàng nông sản chủ lực của ĐBSCL có mức tăng trưởng tín dụng cao. Trong đó, dư nợ ngành thủy sản đạt hơn 112.000 tỉ đồng, tăng 16%, chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc. Dư nợ ngành lúa gạo đạt hơn 89.000 tỉ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc; dư nợ ngành rau quả đạt 19.000 tỉ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc. Kết quả này cho thấy dòng vốn tín dụng của ngành ngân hàng đã tập trung vào các lĩnh vực, ngành hàng là thế mạnh, chủ lực của ĐBSCL.
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội, DN cũng phản ánh những khó khăn mà DN đang phải đối mặt. Đặc biệt là về vốn vay, lãi suất, những vướng mắc trong quan hệ với các tổ chức tín dụng. Nhiều vấn đề đã được đối thoại, tháo gỡ. Qua đó, các tổ chức tín dụng cam kết sẽ cung ứng đủ vốn tín dụng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DN.
Trong đó, riêng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) cam kết từ nay đến Tết Nguyên đán 2023 dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỉ đồng và giảm lãi suất 20% đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL. Ngoài ra, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam (Agribank) cũng cam kết sẽ tiết giảm khoảng 2.000 tỉ đồng để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng, trong đó dự kiến khu vực ĐBSCL được giảm khoảng 300 tỉ đồng.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các đơn vị trong ngành ngân hàng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, DN sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực với thời hạn và lãi suất hợp lý. Cùng với đó là tích cực triển khai các chương trình tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các ngành, lĩnh vực và chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Đặc biệt là phải chủ động tiếp cận người dân, doanh nghiệp thuộc ngành hàng thủy sản, lúa gạo, rau quả... Từ đó đánh giá về nhu cầu tín dụng nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn để DN thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản của vùng ĐBSCL.
Riêng các NHNN chi nhánh các tỉnh, thành ĐBSCL cần phải nắm sát hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn… Phải theo sát tình hình, đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |