Trong tháng 8, đồng USD đã bật lên mức cao nhất trong gần 20 năm qua. Các nhà phân tích dự đoán đồng bạc xanh sẽ tiếp tục lên giá, chứ “không còn khả năng nào khác”.
Nhưng theo tờ Financial Times, những gì xảy ra 20 năm trước cho thấy đồng USD sắp đạt đỉnh thay vì lên cao hơn nữa. Khi thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc sau vụ sụp đổ bong bóng dotcom, USD tiếp tục tăng giá trước khi suy giảm vào năm 2002.
Phải mất 6 năm, USD mới bắt đầu phục hồi. Bước ngoặt tương tự có thể đang gần kề. Và lần này, đà giảm của USD có thể kéo dài lâu hơn nữa.
Dù có điều chỉnh cho lạm phát hay không thì giá trị của USD so với các đồng tiền lớn khác hiện cũng cao hơn 20% xu hướng dài hạn.
Kể từ những năm 1970, xu thế đi lên của USD thường kéo dài khoảng 7 năm, còn chu kỳ hiện tại đã kéo dài đến năm thứ 11. Hơn nữa, sự mất cân bằng của các yếu tố cơ bản là điềm báo xấu cho USD.
Thâm hụt tài khoản vãng lai liên tục cao hơn 5% GDP là chỉ báo đáng tin cậy cho rắc rối tài chính tương lai. Điều này đặc biệt đúng với các nước phát triển. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ hiện đã rất gần với ngưỡng 5% GDP. Kể từ năm 1960 đến nay, Mỹ mới chỉ phá vỡ giới hạn này một lần duy nhất trong chu kỳ đi xuống của đồng USD sau năm 2001.
Đồng tiền của một quốc gia yếu đi khi phần còn lại của thế giới không tin rằng nước này có thể thanh toán nợ nần. Nợ ròng của Mỹ với thế giới hiện nay là 18.000 tỷ USD, tương đương 73% GDP quốc gia. Trong quá khứ, 50% là tiêu chuẩn vàng để báo trước các cuộc khủng hoảng tiền tệ.
Cuối cùng, các nhà đầu tư thường xa rời USD khi nền kinh tế giảm tốc nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Trong những năm gần đây, Mỹ tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với mức trung vị của các nền kinh tế phát triển khác. Nhưng trong những năm tới, dự kiến tốc độ tăng trưởng của Mỹ lại sẽ thấp hơn các nước này.
Nếu USD sắp bước vào xu thế đi xuống thì câu hỏi đặt ra là liệu giai đoạn này có diễn ra lâu dài và nghiêm trọng đến mức vị thế đồng tiền được tin cậy nhất thế giới của USD bị đe dọa hay không.
Kể từ thế kỷ 15 đến nay, 5 đế chế toàn cầu đã phát hành các đồng tiền dự trữ cho thế giới – và trung bình mỗi giai đoạn thống trị của từng đồng tiền kéo dài khoảng 94 năm. USD đã nắm giữ vị thế này hơn 100 năm, dài hơn thời gian của hầu hết các đồng tiền khác.
USD được củng cố bởi điểm yếu của các đối thủ. Euro liên tục bị tổn hại bởi các cuộc khủng hoảng tài chính, còn nhân dân tệ bị kiểm soát quá chặt chẽ. Nhưng dẫu vậy, các lựa chọn khác vẫn đang nổi lên.
Ngoài các đồng tiền Big Four – của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Anh – nhóm các đồng tiền đáng chú ý khác bao gồm đôla Canada, đôla Australia, franc Thụy Sĩ và nhân dân tệ.
Hiện giờ, 4 đồng tiền này chiếm khoảng 10% dự trữ toàn cầu, gấp 5 lần tỷ trọng 2% trong năm 2001. Sự gia tăng ảnh hưởng của chúng chủ yếu đến từ đà đi xuống của USD. Tỷ trọng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu hiện nay là 50% – con số thấp nhất kể từ năm 1995.
Các đồng tiền kỹ thuật số đang điêu đứng, nhưng vẫn là một lựa chọn khả dĩ trong dài hạn. Mặt khác, tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ giáng vào Nga đã thể hiện quyền lực to lớn mà Mỹ nắm trong tay khi thế giới chịu sự chi phối của USD. Điều này đã thúc đẩy nhiều nước tìm kiếm sự lựa chọn khác.
Giai đoạn tiếp theo có thể hướng đến các khối tiền tệ thay vì một đồng tiền dự trữ riêng lẻ. Các nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đang đẩy mạnh thanh toán trực tiếp cho nhau thay vì sử dụng USD.
Malaysia và Singapore là hai trong số các nước thực hiện thỏa thuận tương tự với Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng của nhân dân tệ bằng cách đề nghị hỗ trợ bằng đồng tiền này cho các quốc gia gặp khó khăn tài chính. Loạt ngân hàng trung ương từ châu Á đến Trung Đông đang thiết lập giao dịch hoán đổi tiền tệ song phương với mục tiêu giảm bớt sự phụ thuộc vào USD.
Giống như kỷ nguyên dotcom, đồng USD ngày nay có vẻ đang được hưởng lợi từ danh tiếng tài sản trú ẩn trong bối cảnh hầu hết các thị trường đều bị bán tháo. Nhưng nhà đầu tư hiện không đua nhau mua tài sản của Mỹ. Họ giảm thiểu rủi ro và nắm giữ tiền mặt rút ra dưới dạng USD. Rõ ràng hành động này không thể hiện niềm tin vào nền kinh tế Mỹ.
Hơn nữa, lý do mà các nhà phân tích lạc quan về USD đưa ra cũng tương tự như cách các chuyên gia kêu gọi mua cổ phiếu công nghệ tại đỉnh định giá: không còn lựa chọn nào khác. Những nhà đầu tư nghe theo đã phải trả giá đắt. Đây không phải chiến lược có thể tồn tại lâu dài, đặc biệt là khi các yếu tố cơ bản xấu đi. Đừng để bị đánh lừa bởi một đồng USD mạnh mẽ. Kỷ nguyên hậu USD đang đến.
Theo Vietnambiz
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |