“Giá xăng tại Mỹ giảm xuống dưới 4 USD/gallon. Lạm phát tháng 7 thấp hơn dự báo. Đó là thông tin không thể tuyệt vời hơn nhưng tôi e rằng nó sẽ không kéo dài lâu”, theo Phil Flynn, Chuyên gia phân tích tới từ Price Futures Group.
Và cuộc họp sắp tới của OPEC+ sẽ quyết định tính đúng đắn của nhận định trên.
Nhiều quốc gia thành viên OPEC+, trong đó bao gồm Iraq, Venezuela, Kazakhstan và UAE, lên tiếng ủng hộ ý tưởng khối này can thiệp vào thị trường và xây dựng sự cân bằng trên thị trường dầu mỏ.
Vào đầu tuần trước, Saudi Arabia, quốc gia có tiếng nói trong OPEC+, cho biết nhóm này có thể cắt giảm sản lượng “tại bất cứ thời điểm nào” sau khi Tổng thư ký Haitham Al Ghais gợi ý rằng sự khan hiếm về nguồn cung có thể là một phương án nhằm đưa thị trường về thế cân bằng.
“Cân bằng” là từ thông dụng dùng để miêu tả phương án cắt giảm sản lượng, điều cần thiết khi giá dầu đối diện với rủi ro giảm giá. Từ gần 140 USD/thùng hồi tháng 3, giá dầu Brent giảm xuống quanh ngưỡng 100 USD/thùng.
Một phần nguyên nhân xuất phát từ việc Nga đang bán dầu với giá thấp hơn 30 USD/thùng so với dầu Brent tới một số khách hàng tại châu Á, trong đó bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, những quốc gia nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới.
Một vấn đề khác mà OPEC+ phải đối mặt chính là rủi ro Iran và các quốc gia phương Tây thành công hồi sinh thỏa thuận hạt nhân, qua đó giúp giải phóng một lượng dầu không hề nhỏ từ quốc gia Tây Á này ra thị trường dầu mỏ toàn cầu, ước tính rơi vào khoảng 1 triệu thùng/ngày.
Tác động từ chiến lược xả dầu khỏi Kho Dự trữ chiến lược của Mỹ là không thể phủ nhận. Xuất khẩu dầu của Mỹ tăng lên ngưỡng cao kỷ lục 5 triệu thùng, phần nào đó giải tỏa áp lực lên cung dầu toàn cầu.
Tất cả những luận điểm kể trên là cơ sở để OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng trong cuộc họp ngày 5/9 tới.
Ngưỡng tăng điểm quan trọng đối với giá dầu WTI trong tuần tới là 97,06 USD/thùng, theo Sunil Kumar Dixit, Giám đốc chiến lược kỹ thuật tại SKCharting.com. “Nếu như vượt lên trên ngưỡng này, giá dầu WTI có thể tiếp tục hồi phục về dải Bollinger trung bình hàng tuần 104,4 USD/thùng”, ông nói.
Tuy nhiên, trước khi chạm ngưỡng 97,06 USD/thùng (EMA 50 ngày), giá dầu WTI đứng trước thử thách tại mức giá 95,97 USD/thùng (SMA 200 ngày). Tuy nhiên, ông cảnh báo xu hướng tăng giá có thể đảo chiều.
“Nếu giảm xuống dưới dải Bollinger trung bình hàng ngày 91,3 USD/thùng, giá dầu WTI có thể tiếp tục giảm về ngưỡng Fibonacci 61,8% 88,55 USD/thùng”, ông nói.
Chốt tuần, giá dầu tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex, New York giảm 0,7% xuống 1.750,8 USD/ounce. Giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.738,4 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên ngưỡng cao nhất hai tháng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu: Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục “quyết liệt” tăng lãi suất để sớm khép lại cuộc chiến đối với lạm phát.
“Giá vàng chịu áp lực giảm trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể tiếp tục tăng cao trong tuần tới nếu như thị trường việc làm tiếp tục nóng”, theo Ed Moya, Chuyên gia phân tích tới từ OANDA.
“Nếu không thủng ngưỡng 1.727 USD/ounce, giá vàng giao ngay có thẻ hồi phục về khoảng 1.745-1.750 USD/ounce và sau đó là 1.760 USD/ounce”, theo Dixit tới từ SKCharting.com. “Đây là điều kiện tiên quyết để giá vàng quay lại xu hướng tăng và tiếp tục kiểm chứng ngưỡng 1.777-1.783 USD/ounce
“Tuy nhiên, nếu thủng ngưỡng 1.727 USD/ounce, giá vàng có thể lùi về ngưỡng 1.708 USD/ounce”, ông nhận định.
Theo NDH
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |