Tổng Giám đốc IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sẽ được kiểm soát vào năm 2023 15:13 18/07/2022

Tổng Giám đốc IMF: Lạm phát toàn cầu có thể sẽ được kiểm soát vào năm 2023

Theo Tổng giám đốc của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, giá cả toàn cầu có khả năng sẽ chỉ bắt đầu hạ nhiệt vào năm 2023, khi việc tăng lãi suất toàn cầu từ các ngân hàng trung ương bắt đầu có tác dụng.

Phát biểu khi tham gia Hội nghị Bộ trưởng tài chính, thống đốc ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali – Indonesia, bà Georgieva nhận định giá hàng hóa cơ bản, chẳng hạn dầu thô, có thể đã qua mức đỉnh và bắt đầu giảm trong thời gian gần đây.

“Ngân hàng trung ương các nước đang hành động để kiềm chế lạm phát, đó là ưu tiên của họ. Họ sẽ cần phải giữ nguyên việc nâng lãi suất cho đến khi mọi chuyện rõ ràng rằng kỳ vọng lạm phát vẫn được giữ ổn định”, bà Georgieva phát biểu.

“Hiện tại chúng ta đang chứng kiến lạm phát leo thang, chúng ta cần phải “dội nước lạnh” lên nó”, bà Georgieva nói thêm.

Trong lúc những nút thắt chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 gây ra còn chưa được tháo gỡ, chiến tranh Nga – Ukraine khiến tình hình càng thêm phần tồi tệ. Hệ quả là giá nhiều hàng hoá cơ bản đã tăng vọt trong năm nay, như lương thực-thực phẩm, phân bón và năng lượng.

Giá lương thực-thực phẩm toàn cầu vốn dĩ đã tăng từ trước đại dịch và chiến tranh, nhưng hai sự kiện này đã đẩy tốc độ tăng giá đó lên một nấc mới. Tháng 3 và tháng 4 năm nay, giá lương thực-thực phẩm toàn cầu lập kỷ lục mọi thời đại, theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB). Chỉ số giá lương thực-thực phẩm toàn cầu (Food Commodity Price Index) của WB trong tháng 3-4 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước và tăng 80% so với thời điểm cách đó 2 năm.

Cụ thể theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay. Chỉ số Giá Hàng hóa Thực phẩm của Ngân hàng Thế giới cho khoảng thời gian này đã tăng 15% so với 2 tháng trước đó và cao hơn 80% so với 2 năm trước.

Trong bối cảnh đó, Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc nói trước cuộc họp G20 hôm 15/7 vừa qua rằng số lượng người suy dinh dưỡng toàn cầu sẽ tăng thêm 7,6 triệu người trong năm nay. Tới năm 2023, con số này sẽ tăng trở lại 19 triệu người.

Nhằm giải quyết tình hình hiện tại, Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati cho biết hôm 15/7 rằng, việc kiểm soát nhu cầu là chìa khóa quan trọng trong thời điểm này. Nguyên nhân là do các biện pháp nới lỏng tài chính và tiền tệ được thực hiện vào đầu đại dịch Covid-19 đã khôi phục nhu cầu nhưng không phục hồi được nguồn cung.

Một tín hiệu đáng mừng là giá dầu thô đã giảm từ mức 120 USD/thùng hồi đầu tháng 6 về vùng 100 USD/thùng trong tuần này. Khi chiến tranh mới nổ ra, giá dầu Brent giao sau tại thị trường London có lúc đạt 147 USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2008.

Tuy nhiên, lạm phát ở Mỹ lên tới 9,1% trong tháng 6 vừa qua, mức cao nhất hơn 40 năm. Phát biểu tại hội nghị G-20, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng mức lạm phát này là “cao không thể chấp nhận được”.

Các dữ liệu để xác định lạm phát thường có một độ trễ nhất định, nhưng bà Georgieva nói rằng tất cả những dấu hiệu hiện nay đều cho thấy lạm phát chưa được kiểm soát. Bà nói thêm rằng nếu lạm phát không được kiểm soát, thu nhập của người lao động sẽ bị bào mòn, gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở những khu vực nghèo nhất của thế giới.

tygiausd.org

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

24,965 0 25,065 0

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 80,000 82,000
Vàng nhẫn 78,900200 80,200200

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

24,3700 24,7400

  AUD

16,3010 16,9940

  CAD

17,6430 18,3940

  JPY

1650 1750

  EUR

26,7120 28,1780

  CHF

28,2470 29,4500

  GBP

31,8430 33,1980

  CNY

3,4110 3,5570