Triển vọng giá dầu, vàng tuần 13 – 17/9 07:52 13/09/2021

Triển vọng giá dầu, vàng tuần 13 – 17/9

Dưới đây là đánh giá về thị trường dầu thô, vàng tuần trước và nhận định cho tuần này.

Kết thúc phiên 10/9, giá dầu Brent tương lai tăng 1,47 USD, tương đương 2,3%, lên 72,92 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 1,58 USD, tương đương 2,3%, lên 69,72 USD/thùng.

Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 0,4%, giá dầu WTI tăng 0,6%.

Diễn biến đáng chú ý trong tuần trước là Trung Quốc thông báo bán dầu từ kho dự trữ quốc gia – động thái nhằm phần nào hạ giá dầu trong nước, kiểm soát lạm phát. Trung Quốc chỉ mua dự trữ ở mức giá hợp lý và với vị thế là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hoạt động mua bán của Bắc Kinh được coi là một chỉ báo lực cầu. Nếu Trung Quốc tăng mua, giá dầu sẽ tăng và ngược lại.

Đây được cho là ván cược của Trung Quốc với “nhà cái” – trường hợp này là OPEC và đồng minh, Barani Krishnan, cây viết của Investing.com, mô tả.

Với ngũ cốc và kim loại, khi bên mua giảm mua, bên bán tại các quốc gia sản xuất sẽ hạ giá đủ để hai bên có thể tiếp tục giao dịch. Với OPEC+ thì khác. Nếu giá dầu giảm dần dần và đáng kể, OPEC+ khả năng cao sẽ siết sản lượng, đẩy thị trường phục hồi – thường là lên mức cao hơn trước đợt giảm.

Hồi tháng 7, OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12, tức mỗi tháng tăng thêm 400.000 thùng/ngày. OPEC+ còn nhất trí gia hạn thỏa thuận kiểm soát sản lượng đến cuối năm 2022 thay vì tháng 4/2022 như hiện tại, cho phép liên minh có dư địa để hành động trong trường hợp đà phục hồi kinh tế thế giới chững lại vì các biến thể virus mới.

Phản ứng của thị trường trong vòng 48 giờ sau thông báo từ Trung Quốc phần nào cho thấy nước này khó có thể chiếm ưu thế.

Giá dầu ban đầu giảm gần 2% trong phiên 9/9 nhưng nhanh chóng phục hồi phiên tiếp theo nhờ thông tin nguồn cung tại Mỹ thắt chặt do ảnh hưởng của bão Ida. Thị trường tiếp tục được hỗ trợ sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Một số nhà bình luận dày dạn trên thị trường như John Kilduff của Again Capital, New York, nói hành động của Trung Quốc bị đánh giá quá mức.

“Dựa vào những lần thành công trong quá khứ với kim loại và các hàng hóa khác, họ nghĩ họ có ‘bàn tay Midas’ để quản lý lạm phát trong nền kinh tế thông qua kiểm soát giá dầu”, Kilduff bình luận. “Họ có thể có đòn bẩy nào đó nhưng hiệu quả sẽ không kéo dài, do các hành động ứng phó từ OPEC+”.

Lần công bố số liệu gần nhất trong năm 2017, kho dự trữ dầu chiến lược (SPR) của Trung Quốc có 237,66 triệu thùng. Con số ước tính gần đây từ công ty tư vấn Energy Aspects là 220 triệu thùng.

Trong khi đó, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 14,2 triệu thùng/ngày, theo ước tính từ công ty tư vấn CEIC, đồng nghĩa Trung Quốc khó có thể bán dầu dự trữ trong thời gian dài mà không nhập khẩu bù đắp

Số khác lo ngại Trung Quốc là yếu tố tiêu cực mới khiến triển vọng lực cầu khó đoán hơn.

“Thị trường dầu đang thâm hụt. Nhưng câu chuyện Trung Quốc có thể khiến thị trường không còn thâm hụt nữa trong cuối năm”, Ed Moya, nhà phân tích của OANDA, New York, nói.

Osama Rizvi, nhà phân tích năng lượng tại Primary Vision Network, cho rằng Trung Quốc có thể là một lý do khiến giá dầu không thể chạm 100 USD/thùng.

Tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 3/9 giảm 1,5 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với dự báo giảm 4,6 triệu thùng từ giới phân tích, theo cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Tồn kho xăng cùng kỳ giảm 7,2 triệu thùng, vượt dự báo giảm 3,4 triệu thùng.

Các công ty năng lượng Mỹ tuần trước triển khai thêm 6 giàn khoan, nâng tổng số giàn khoan lên 503, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Đây là tuần tăng thứ 5 trong số 6 tuần qua. Cụ thể, số giàn khoan dầu tăng 7 lên 401, số giàn khoan khí giảm 1 xuống 101. Số giàn khoan dự phòng giữ nguyên 1.

Ảnh: Reuters.

Dưới đây là một số sự kiện có thể ảnh hưởng giá dầu trong tuần.

Ngày 15/9

  • Viện dầu mỏ Mỹ dự báo về tồn kho dầu thô hàng tuần.

Ngày 16/9

  • EIA cập nhật số liệu hàng tuần về tồn kho dầu thô, xăng và sản phẩm tinh chế.

Ngày 17/9

  • Baker Hughes cập nhật số liệu về giàn khoan dầu Mỹ.

Kim loại quý

Giá vàng ngày 10/9 giảm trong bối cảnh nhà đầu tư chọn đứng ngoài thị trường vì bất an liên quan việc Fed bắt đầu siết hỗ trợ.

Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 7,4 USD xuống 1.786,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giảm 0,4% xuống 1.792,1 USD/ounce.

Chốt tuần trước, giá vàng tương lai giảm 2,3%, nhiều nhất kể từ tuần kết thúc ngày 29/7. Đây cũng là tuần giảm đầu tiên của vàng sau 5 tuần.

Số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tháng 8 tăng 8,3%, nhiều nhất hơn 10 năm, cho thấy áp lực lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế thoát ảnh hưởng từ Covid-19. Các chương trình hỗ trợ của Fed được cho là nguyên nhân khiến áp lực giá gia tăng.

Fed mua 120 tỷ USD trái phiếu cùng các tài sản khác mỗi tháng kể từ tháng 3/2020. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Mỹ còn giữ lãi suất cận 0 suốt 18 tháng qua.

Thời điểm Fed bắt đầu siết hỗ trợ và tăng lãi suất gần đây là đề tài nóng, trong bối cảnh đà phục hồi kinh tế bị cản trở bởi biến thể Delta gây Covid-19. Tranh luận hạ nhiệt đáng kể sau khi báo cáo việc làm tháng 8 thấp hơn 70% so với kỳ vọng từ giới phân tích.

Nhiều nhà phân tích giữ quan điểm trung lập với vàng trong ngắn hạn, cho rằng kim loại này còn đi ngang trừ khi giá vượt hẳn 1.830 USD/ounce hoặc giảm xuống dưới 1.800 USD/ounce.

Theo NDH

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,230 120 25,330 120

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 81,500 83,500
Vàng nhẫn 81,500 83,000

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

24,3900 24,7600

  AUD

16,4720 17,1730

  CAD

17,7700 18,5260

  JPY

1650 1750

  EUR

26,7630 28,2320

  CHF

28,3340 29,5400

  GBP

32,0820 33,4470

  CNY

3,4350 3,5820