Trong đầu tuần này, giá vàng quốc tế biến động rất mạnh khi giảm từ mức 1.962USD/oz xuống 1.850USD/oz, sau đó đi ngang và đóng cửa tuần ở mức 1.887USD/oz. Như vậy, giá vàng quốc tế đã giảm 5,7%.
Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng đã giảm mạnh từ mức 57,02 triệu đồng/lượng xuống mức 56,37 triệu đồng/lượng, rồi sau đó đi ngang quanh mức này. Như vậy, giá vàng miếng SJC đã giảm khoảng 1,2%- mức giảm khá ít so với biến động của giá vàng quốc tế. Đây cũng chính là lý do các nhà đầu tư trong nước do dự mua vào dù biết rằng xu hướng tăng giá vàng vẫn còn lớn.
Sở dĩ giá vàng giảm mạnh trong phiên đầu tuần do Hãng dược Mỹ Pfizer và đối tác Đức BioNTech thông báo kết quả thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3 của họ có hiệu quả trên 90%. Bên cạnh đó, Nga cũng cho biết việc thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3 của nước này cũng đạt hiệu quả 92%… Điều này khiến các nhà đầu tư kỳ vọng đại dịch COVID-19 sẽ sớm được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu, và các quốc gia, đặc biệt là Mỹ sẽ có thể giảm quy mô gói cứu trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, thông tin vaccine COVID-19 chỉ khiến giá vàng điều chỉnh, chứ chưa thể đẩy giá vàng rơi vào xu hướng giảm giá. Bởi kinh tế thế giới vẫn đang suy thoái vì đại dịch diễn biến phức tạp, việc triển khai vaccine COVID-19 trên toàn thế giới sẽ mất thời gian rất dài. Do đó, các quốc gia vẫn cần tăng cường kích thích tăng trưởng kinh tế, điều này vẫn sẽ hỗ trợ tích cực cho giá vàng.
Ông Bart Melek, Trưởng phòng nghiên cứu chiến lược của TD Securities, cũng cho rằng vaccine COVID-19 của Pfizer sẽ chưa thể được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành cho tới cuối tháng 12/2020 nên chưa thể được triển khai rộng rãi trên toàn cầu đến mùa hè năm 2021 do vấn đề thủ tục, vận chuyển, nhiệt độ bảo quản… Do đó, giá vàng sẽ sớm phục hồi trở lại.
Trong khi đó, dù nhiều hãng truyền thông đã tuyên bố ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa chấp nhận kết quả này và vẫn đang tiến hành kiện tụng. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại Mỹ, nhưng quốc gia này chưa thống nhất được gói cứu trợ lần 2. Điều này sẽ khiến kinh tế Mỹ bị tổn thương nặng nề trong quý 4/2020 dù đã phục hồi tích cực trong quý 3. Do đó, vàng vẫn sẽ là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong điều kiện nước Mỹ còn nhiều bất ổn kinh tế- chính trị.
Ông Bart Melek nhận định, mức 1.850USD/oz vẫn sẽ là mức hỗ trợ quan trọng của giá vàng tuần tới; nếu giá vàng vẫn trụ vững trên mức này, sẽ sớm quay trở lại trên 1.900USD/oz để hướng tới mức 1.930USD/oz.
Trong tuần tới, Mỹ sẽ công bố một số dữ liệu kinh tế quan trọng, như doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp, giấy phép xây dựng, số nhà khởi công, doanh số bán nhà, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Các số liệu này được dự báo sẽ kém khả quan hơn nhiều so với kỳ trước, đặc biệt doanh số bán lẻ chỉ tăng khoảng 0,5% so với kỳ trước tăng 1,9% do đại dịch bùng phát mạnh trở lại…, qua đó sẽ hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng.
Theo phân tích kỹ thuật, cú giảm mạnh đầu tuần này vẫn chưa làm thay đổi xu hướng tăng giá vàng trong trung và dài hạn, đồng thời đã khiến một số chỉ số kỹ thuật rơi vào vùng vượt bán. Do đó, nhiều khả năng giá vàng tuần tới sẽ phục hồi trở lại. Theo đó, nếu vượt qua 1.898USD/oz, giá vàng sẽ tiếp tục thách thức với mức 1.906USD/oz và hướng tới vùng 1.930- 1.950USD/oz. Trong khi đó, vùng 1.850USD/oz vẫn đang là vùng hỗ trợ quan trọng, kế tiếp là mức 1.825USD/oz.
Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 16-20/11, trong số 1.511 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 924 người (61%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 281 người (19%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 306 người (20%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,550 -70 | 25,650 -70 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |