Dòng vốn ngoại lớn dồn dập đổ vào lĩnh vực ngân hàng, với những món cả tỷ USD cho tới món nhỏ hơn một vài trăm triệu USD.
Tham vọng số 1, đại gia Nguyễn Đức Tài ôm khối nợ gần 1 tỷ USDTỷ phú gốc Hải Dương kích hoạt cứ điểm Quảng NgãiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) vừa chính thức công bố cổ đông chiến lược KEB Hana Bank đến từ Hàn Quốc sau thương vụ bán vốn có giá trị kỷ lục trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo đó, BIDV đã hoàn tất bán 603 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá 33.640 đồng/cp thu về hơn 20,2 ngàn tỷ đồng (khoảng 870 triệu USD) sau 2 năm đàm phán.
Dòng vốn lớn từ ngân hàng ngoại giúp BIDV tăng mạnh vốn điều lệ lên trên 40,2 ngàn tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD) và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. KEB Hana trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% vốn của BIDV.
Đây là thương vụ lớn nhất của một ngân hàng Hàn Quốc vào ngành ngân hàng Việt Nam và là bước tiếp nối dòng vốn ngoại đổ vào các ngân hàng Việt trong khoảng 2 năm gần đây sau gần một thập kỷ hệ thống ngân hàng vật lộn với khó khăn, xử lý nợ xấu.
Dòng vốn ngoại đổ mạnh vào lĩnh vực ngân hàng. |
Trước đó, nhiều ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank,... đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch tìm kiếm các đối tác ngoại cho sự phát triển của mình.
Gần đây, không chỉ các ngân hàng Hàn Quốc và các ngân hàng từ nhiều nước khác cũng đang chạy đua để mở rộng sự hiện diện của họ tại Việt Nam, đặt cược vào tiềm năng tăng trưởng của đất nước mới nổi khi Việt Nam có ý định nới lỏng các giới hạn sở hữu nước ngoài.
Ngân hàng Shinhan thuộc Tập đoàn tài chính Shinhan của Hàn Quốc gần đây đã vượt qua HSBC để trở thành ngân hàng nước ngoài số 1 tại Việt Nam với khối lượng tài sản 3,3 tỷ USD. Ngân hàng này chính là người đã mua đơn vị bán lẻ tại Việt Nam của ANZ vào năm 2017.
Với thương vụ mua bán khủng tại BIDV, theo kế hoạch KEB Hana Bank sẽ hỗ trợ BIDV trên 6 lĩnh vực là quản trị chiến lược, nâng cao quản trị rủi ro, đa dạng hoá các tài sản sinh lời, phát triển ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, và nâng cao phát triển nguồn nhân lực...
Cổ phiếu nhiều ngân hàng gần đây tăng mạnh và là động lực chính giúp VN-Index vượt ngưỡng 1.000 điểm. Cổ phiếu VCB của Vietcombank thậm chí đã vượt ngưỡng 90 ngàn đồng/cp.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 11/11 chỉ số VN-Index giảm khá mạnh nhưng vẫn trên ngưỡng 1.010 điểm. Áp lực chốt lời tăng mạnh tại một số cổ phiếu lớn, trong đó có các cổ phiếu nhóm Vingroup.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn tích cực trong các báo cáo.
Theo Rồng Việt, các chỉ số quay đầu giảm điểm khá mạnh sau vài phiên giằng co tại kháng cự nhưng chưa thể vượt qua. Áp lực bán tập trung ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn là tâm điểm thị trường trong nhịp tăng vừa rồi. Tuy nhiên, đây có thể chỉ là nhịp điều chỉnh ngắn hạn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/11, VN-Index giảm 5,74 điểm xuống 1.016,75 điểm; HNX-Index giảm 0,51 điểm xuống 106,76 điểm. Upcom-Index giảm 0,01 điểm xuống 56,72 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 235 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |