Thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ vẫn có thể đổ vỡ vào phút chót
Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ sớm trở thành một cuộc chiến tài chính. Cựu Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei tuyên bố tại một diễn đàn kinh tế ở Bắc Kinh.
Theo ông, Hoa Kỳ sẽ cố gắng sử dụng quyền tài phán dài hạn, bằng nhiều lý do khác nhau chặn các doanh nghiệp cụ thể, chẳng hạn như lệnh cấm đối với hai doanh nghiệp viễn thông hàng đầu của Trung Quốc là ZTE Trung Hưng (Zhongxing) và Hoa Vi (Huawei).
Ông Lou Jiwei nói rằng, Hoa Kỳ bị mê hoặc bởi chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy, do đó, họ sẽ làm mọi thứ trong khả năng sử dụng các biện pháp bắt nạt. Tuy nhiên, những nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc sẽ không hiệu quả, Mỹ không có khả năng làm xáo trộn thị trường tài chính Trung Quốc hoặc tạo ra sự biến động trong tỷ giá hối đoái nhân dân tệ vì nước này chưa hoàn toàn mở tài khoản tài chính và duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với dòng vốn xuyên biên giới.
Vị cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh nên tạo ra hệ thống thanh toán quốc tế độc lập, vì hiện nay các hệ thống quốc tế đều phụ thuộc vào Washington và do đó cung cấp cho Hoa Kỳ một đòn bẩy bổ sung có giá trị để gây áp lực lên Trung Quốc.
Cả Washington và Bắc Kinh đều nói rằng, họ đang chuẩn bị ký kết thỏa thuận thương mại tạm thời giai đoạn 1. Tuy nhiên, xét trên mọi khía cạnh, hai bên vẫn còn những bất đồng về nội dung cụ thể của thỏa thuận này.
Trung Quốc tuyên bố rằng, thỏa thuận sơ bộ chỉ có thể đạt được nếu hai bên dỡ bỏ hàng rào thuế quan một cách cân xứng đối với hàng hóa của nhau theo từng giai đoạn. Đến lượt mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông không hứa hẹn gì với Trung Quốc. Do đó, mặc dù cả hai bên đều mệt mỏi với cuộc chiến thương mại và cả hai đều muốn sớm ký kết thỏa thuận, nhưng không ai có thể loại trừ kịch bản tháng 5 khi thỏa thuận bị hủy vào phút chót do sự bất đồng về các chi tiết.
Mặt khác, cả các chuyên gia Trung Quốc như ông Lou Jiwei và các chuyên gia Mỹ như nhà nghiên cứu Trung Quốc Bill Bishop, đều lưu ý rằng, ngay cả nếu hai bên ký kết một thỏa thuận thương mại, họ vẫn không thể đảo ngược xu hướng cạnh tranh gay gắt giữa Bắc Kinh với Washington và xu hướng “chiến tranh và thỏa hiệp” sẽ còn tiếp diễn lâu dài.
Liệu chiến tranh thương mại có dẫn đến cuộc chiến tài chính?
Vị cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc còn cảnh báo rằng, sự cạnh tranh từ lĩnh vực thương mại có thể chuyển sang lĩnh vực tài chính.
Vừa qua, chính quyền Donald Trump lắng nghe ý kiến của những nhân vật có quan điểm cứng rắn với Bắc Kinh trong Quốc hội Hoa Kỳ và đang thảo luận về kế hoạch loại các công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách các doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Vào tuần trước, một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ còn đưa ra dự luật cấm quỹ hưu trí của nước này đầu tư vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, Giáo sư Zhang Jiadong tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ của Đại học Fudan, nhận định rằng, quan hệ thương mại Trung-Mỹ cũng chưa phải là “cuộc chiến” mà chỉ có thể được gọi là tranh chấp thương mại nghiêm trọng, bởi vì mục tiêu chính trong cuộc chiến thương mại là tiêu diệt đối thủ. Mặc dù quan hệ thương mại Trung-Mỹ thực sự bị thiệt hại, nhưng, đây không phải là một cuộc chiến thương mại quy mô lớn.
Ông cũng loại trừ khả năng một cuộc chiến tài chính thực sự sẽ bắt đầu, bởi vì mục tiêu cuối cùng của nó là phá hủy đồng tiền quốc gia của nhau. Một cuộc chiến như vậy chỉ có thể diễn ra giữa hai cường quốc tài chính, nhưng Trung Quốc chưa thể đối đầu với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. bởi vì sức mạnh tài chính của Trung Quốc không thể sánh ngang với Hoa Kỳ.
Theo ông, trong bài phát biểu của mình, ông Lou Jiwei đã nói về việc Mỹ có thể sử dụng quyền tài phán dài hạn trong lĩnh vực tài chính để can thiệp vào hoạt động bình thường của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trên thực tế, Mỹ đã bắt đầu can thiệp và đang có tác động trong nhiều lĩnh vực. Đôi khi Mỹ thậm chí không cần phải hành động trực tiếp mà chỉ bày tỏ ý định can thiệp vào hoạt động của các công ty, ví dụ như ZTE hay Huawei, và các quốc gia khác sẽ ngại hợp tác với các công ty này, bởi vì đối với họ lệnh trừng phạt của Mỹ thậm chí còn tồi tệ hơn. Hiện nay, không có quốc gia nào sánh ngang với Hoa Kỳ về sức mạnh của các tổ chức tài chính, tất cả các tổ chức tài chính quốc tế, bằng cách này hay cách khác, đều nằm trong tay Hoa Kỳ. Vì vậy, dù thích hay không, thực tế này vẫn không thay đổi.
Sự cần thiết phải có kênh thanh toán độc lập
Chuyên gia Zhang Jiadong chỉ ra, ông Lou Jiwei đã nói về sự cần thiết phải tạo ra các cấu trúc thanh toán toàn diện ở Trung Quốc, bởi vì điều này sẽ giúp Bắc Kinh tránh khỏi áp lực của Washington.
Hiện nay, hệ thống SWIFT chiếm một vị trí gần như độc quyền trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã từng nhiều lần đe dọa ngắt những quốc gia có hành động chính trị đi ngược lại lợi ích của Hoa Kỳ, ra khỏi hệ thống SWIFT. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Iran bị ngắt kết nối SWIFT, bởi Mỹ hiểu rằng nếu họ áp đặt biện pháp trừng phạt này lên hàng loạt quốc gia thì sẽ làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên đồng dollars.
Tất nhiên, nếu nhìn vào mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Mỹ có nhiều đòn bẩy hơn để gây áp lực tài chính. Tuy nhiên, thương mại và tài chính là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, trong đó, tài chính được tích hợp nhiều hơn trong bối cảnh toàn cầu.
Nếu Washington gây áp lực tài chính lên Bắc Kinh, họ sẽ gây thiệt hại lớn cho Trung Quốc, nhưng, đồng thời cũng sẽ gây hại cho chính họ, bởi vì điều đó sẽ đánh vào hình ảnh của đồng dollars và toàn bộ hệ thống tài chính thế giới do Hoa Kỳ đề xuất. Các nước sẽ nhận thức rõ rằng, một hệ thống như vậy không đáng tin cậy, bởi vì hiện nay quyền bá chủ của đồng tiền Mỹ chỉ dựa vào niềm tin vào đồng USD. Vì vậy, Mỹ cũng phải tính đến điều này, nhưng Trung Quốc cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.
Ngay từ năm 2015 Trung Quốc đã phát triển hệ thống thanh toán quốc tế của riêng mình là CIPS để thay thế cho hệ thống SWIFT. Nga cũng có một giải pháp tương tự là Hệ thống vận chuyển thông điệp tài chính (SPFS).
Ở giai đoạn đầu, 11 ngân hàng thanh toán bù trừ trong nước và 8 ngân hàng nước ngoài kết nối với hệ thống này. Mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc đã đưa vào hoạt động giai đoạn thứ hai của hệ thống CIPS, có thêm 10 ngân hàng cả của Trung Quốc và nước ngoài kết nối với nó.
Hệ thống CIPS tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán thương mại xuyên biên giới, đầu tư trực tiếp và các giao dịch khác bằng nhân dân tệ, mà không cần mở tài khoản NOSTRO. Do đó, chi phí và thời gian giao dịch của các doanh nghiệp đã giảm đi, các quốc gia khác cũng có một kênh thay thế để thực hiện thanh toán bằng Nhân dân tệ, bỏ qua SWIFT do Mỹ khống chế.
Theo baodatviet
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |