VEPR cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỉ USD, cao kỷ lục so với con số được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trước đó.
Tuy nhiên, VEPR cũng lưu ý, “việc Việt Nam trở thành một trong bảy đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ trong quý III, lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỉ USD đã đưa Việt Nam tới gần hơn cáo buộc thao túng tiền tệ của Mỹ”.
VEPR nhận định tỷ giá khá ổn định trong quý II/2019, chỉ tăng 0,4%. Tại các NHTM, tỷ giá biến động rất nhẹ và biên độ giảm giá VND ngày càng thấp đi. Kết thúc quý III/2019, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt ngưỡng, mua ròng 6 tỉ USD từ cuối quý 1 cho đến nay .
Chia sẻ tại buổi hội thảo, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, cho rằng tỷ giá thực của VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến của tỷ giá danh nghĩa thị trường.
“Việc NHNN điều chỉnh tỷ giá trung tâm thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối. Cùng với đó, NHNN cũng tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ”, ông Lực nói.
Nhận định về diễn biến tỷ giá trong thời gian tới, VEPR dự báo tỷ giá trung tâm vẫn giữ đà tăng không đáng kể do ba yếu tố. Một là sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Trump lên Fed vì để mức lãi suất cao.
Thứ hai là những căng thẳng liên quan đến Mỹ – Trung, Mỹ – Iran, Nhật – Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết. Và cuối cùng là NHNN cẩn trọng trong việc điều hành thị trường để tránh cáo buộc của Mỹ.
“Tại các NHTM, theo tính chu kỳ tỷ giá đợt cuối năm có thể tăng chạm cận trên 3%. Nhưng với tình hình tăng trưởng ảm đạm trên toàn thế giới như hiện nay, điều đó cũng khó xảy ra”, VEPR nhận định.
Nhận xét về những điểm tích cực của nền kinh tế vĩ mô 9 tháng năm 2019, ông Lực cho rằng Việt Nam đã đạt được điểm sáng về xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, đã có sự chuyển dịch tích cực dòng vốn đầu tư, giảm phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2017, dòng vốn tín dụng đóng góp 57% vốn đầu tư toàn xã hội, nhưng đến năm 2018 và chín tháng năm 2019 thì dòng vốn ngân hàng còn khoảng 46% tổng vốn.
“Điều này cho thấy dòng vốn tư nhân, vốn FDI đã trở lên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, giúp tín dụng được kiểm soát giảm dần nhưng chất lượng lại tăng lên, đi nhiều vào sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên”, ông Lực nhấn mạnh.
Theo phân tích của VEPR, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong quý III ở mức 7,31%. Hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ diễn ra ổn định. Tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nhà nước thấp, trong khi tại khu vực FDI tăng trưởng và tỷ lệ giải ngân cao. Cán cân thương mại trong chín tháng đầu năm duy trì ở trạng thái cân bằng.
Theo đó, VEPR dự báo tăng trưởng quý IV là 7,26% và cả năm 2019 đạt 7,05% so với mục tiêu tăng trưởng 6,6-6,8% do Quốc hội đề ra.
Theo TCTC
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,655 -45 | 25,755 -45 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |