Nguyên nhân nào đằng sau sự sa sút của hàng loạt nền kinh tế hàng đầu thế giới? 08:30 03/12/2018

Nguyên nhân nào đằng sau sự sa sút của hàng loạt nền kinh tế hàng đầu thế giới?

Nền kinh tế của nhiều nước vẫn trì trệ và thậm chí suy giảm. Giá dầu giảm nhanh, đơn đặt hàng sản xuất tại các nhà máy đi xuống, phản ánh cho việc nhu cầu hàng hóa suy giảm.

Nếu như chỉ vài tháng trước đây, thế giới dường như đang trải qua khoảng thời gian hoàng kim. Lần đầu tiên tính từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế lớn đều tăng trưởng ổn định.

Thế nhưng rồi mọi chuyện cũng không tốt đẹp mãi.

Theo báo New York Times, kinh tế toàn cầu giờ đang yếu đi, thậm chí phần lớn các nền kinh tế vẫn còn đang loay hoay ứng phó với tác hại từ lần suy giảm gần nhất.

Nền kinh tế của nhiều nước vẫn trì trệ và thậm chí suy giảm. Giá dầu giảm nhanh, đơn đặt hàng sản xuất tại các nhà máy đi xuống, phản ánh cho việc nhu cầu hàng hóa suy giảm.

Các công ty đang cảnh báo về tình trạng lợi nhuận suy giảm, thị trường chứng khoán chao đảo dữ dội phản ánh tâm lý bi quan của giới đầu tư.

Những tháng gần đây, kinh tế Đức và Nhật tăng trưởng chững lại. Kinh tế Trung Quốc thậm chí còn tăng trưởng chậm hơn cả kỳ vọng của giới chuyên gia. Ngay cả kinh tế Mỹ, nền kinh tế quy mô lớn nhất thế giới, từng có thời gian tăng trưởng ấn tượng, cũng đang được dự báo sẽ tăng trưởng yếu đi trong năm sau khi mà hiệu ứng từ gói giảm thuế quy mô 1,5 nghìn tỷ USD của Tổng thống Trump giảm đi và để lại nợ công cao chồng chất.

Sự thay đổi trên có nguyên nhân trực tiếp từ việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới nâng lãi suất cơ bản cũng như việc Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến tranh thương mại. Ngoài ra, khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) gây ra tác động tiêu cực lên khắp các nước có quan hệ với Anh cũng khiến cho đầu tư suy giảm.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một cơ quan nghiên cứu điều hành bởi nhóm các nền kinh tế có trình độ phát triển cao nhất thế giới, gần đây đã kết luận rằng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,5% trong năm sau, thấp hơn so với con số 3,7% của năm nay.

Khi tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt đỉnh, tổ chức như vậy đã kết luận rằng tình hình hiện tại rất tốt trước khi nó rơi vào trạng thái suy giảm.

Tại Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italy, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người trẻ tuổi lên đến trên 30%. Tại Anh, người lao động đã không được tăng lương trong suốt hơn 1 thập kỷ (mức lương sau khi tính điều chỉnh với lạm phát). Kinh tế Nam Phi hiện có quy mô nhỏ hơn so với năm 2010, giờ đây kinh tế Nam Phi thậm chí chuẩn bị suy thoái.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp rớt xuống mức 3,7% – mức thấp nhất kể từ năm 1969. Thế nhưng có quá nhiều người đã ngừng tìm kiếm việc làm, tính đến tháng 10/2018, chưa đầy 2/3 người trong độ tuổi lao động đang được tuyển dụng. Tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Chuyên gia kinh tế tại trường kinh doanh London, ông Swati Dhingra, nói: “Chúng ta đã có một thế hệ mất mát. Trước đó, vốn dĩ mức lương đã tăng chậm và năng suất lao động suy giảm. Chiến tranh thương mại đã khiến cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn”.

Theo Bizlive

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

26,330 -120 26,430 -120

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 115,500 118,500
Vàng nhẫn 115,500 118,530

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140