Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động. Chẳng hạn Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND lên tới 7,8%/năm với loại hình Tiết kiệm bậc thang theo số tiền. Với kỳ hạn từ 6-11 tháng, khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại SHB với số tiền gửi dưới 2 tỷ đồng sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi 7,4%/năm; từ 2 tỷ đồng – dưới 5 tỷ và từ 5 tỷ trở lên sẽ được hưởng mức lãi suất lần lượt là 7,5%/năm và 7,6%/năm.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng vừa tăng lãi suất huy động tiền đồng ở một số kỳ hạn thêm 0,1%/năm, với mức cao nhất là 7,3%/năm. Ngoài ra, việc VietinBank, BIDV gia tăng lãi suất huy động từ 0,1 – 0,3%/năm cũng đã khiến nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ hơn ngồi không yên.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng áp dụng biểu lãi suất huy động mới. Theo đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng được điều chỉnh lên 7%/năm, tăng 0,2%/năm so với tháng trước. Hiện mức lãi suất huy động cao nhất được OCB áp dụng là 7,7%/năm kỳ hạn 36 tháng khi khách hàng gửi online (mức 7,6%/năm nếu gửi tại quầy). Riêng với khách hàng vừa gửi tiết kiệm vừa mua bảo hiểm, lãi suất kỳ hạn 6 tháng sẽ là 8,2%/năm, cao hơn nhiều so với mức thông thường 7%/năm.
Không chỉ có vậy, ở nhóm ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài lãi suất huy động hiện nay cũng có mặt bằng cao đáng kể so với các tháng trước và cũng cao hơn mức trung bình của các ngân hàng trong nước. Chẳng hạn, Indovina – ngân hàng liên doanh đầu tiên có mặt tại Việt Nam, lãi suất huy động từ 1 đến dưới 6 tháng đang là 4,8-5,4%/năm còn trên 1 năm có lãi suất 7,5 – 7,8%/năm.
Như vậy, có thể thấy, xu hướng gia tăng lãi suất của các ngân hàng ngày một rõ. Đây là điều bất lợi, bởi cuối năm là thời điểm DN cần vốn để sản xuất
Theo nhìn nhận của giới chuyên gia, việc tăng lãi suất mang tính chu kỳ, bởi các ngân hàng đẩy mạnh hút tiền nhàn rỗi để sẵn sàng nguồn vốn cho vay đối với doanh nghiệp dịp đầu năm mới. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng. Để ứng phó với việc đồng USD tăng giá, lạm phát từ đầu năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã thắt chặt chính sách tiền tệ. Cùng với đó là việc siết lại tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 45% xuống còn 40%. Do phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng là kỳ hạn ngắn, nên khi bị siết, các ngân hàng phải tăng huy động kỳ hạn dài để cân đối lại nguồn vốn.
Bên cạnh đó, theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, từ nay đến cuối năm 2020, các ngân hàng phải tăng vốn tự có dự kiến gấp 1,8 – 2 lần mới có thể đáp ứng quy định của Basel II. Đó cũng là lý do thị trường đang chứng kiến những đợt tăng vốn của hàng loạt ngân hàng thương mại thông qua việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,420 30 | 26,520 30 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,300 | 121,300 |
Vàng nhẫn | 119,300 | 121,330 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |