Để đối phó với cuộc suy thoái (mang tính đầy tàn phá) bắt đầu vào năm 2008, trực tiếp do khủng hoảng ngành ngân hàng và thế chấp, Fed đã bắt đầu một loạt các bước để khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách nới lỏng định lượng của họ kéo dài trong nhiều năm và được gọi với tên QE1, QE2 và QE3.
Vào tháng 11/2008, Ngân hàng trung ương đã phản ứng với cuộc khủng hoảng ngân hàng bằng cách thực hiện một chương trình nới lỏng định lượng, trong đó họ sẽ mua tài sản tài chính và hạ thấp lãi suất một cách hiệu quả. Giai đoạn đầu tiên của chương trình này được gọi là QE1. Trong giai đoạn này, Fed đã mua hơn 600 tỷ USD chứng khoán được thế chấp bảo đảm. Đến cuối QE1, vào tháng 6/2010, Fed đã tăng số dư nợ lên 2,1 nghìn tỷ USD thông qua việc mua Trái phiếu kho bạc, thế chấp và các loại giấy tờ có giá khác.
Khi kết thúc chương trình nới lỏng định lượng của mình, Cục Dự trữ Liên bang đã tích lũy một bảng cân đối tài sản trị giá khoảng 4,5 nghìn tỷ USD.
Vàng đã giao dịch trên mức $900/oz vào tháng 11/2008. Vào cuối QE1 thời điểm tháng 6/2010, giá vàng đã tăng vọt và có giá trị vượt quá $1150/oz. Vào thời điểm QE3 bắt đầu, giá vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục mọi thời đại của nó vượt mốc $1900/oz.
Vào tháng 6/2013, Cục Dự trữ Liên bang đã thông báo rằng họ dự định giảm các nỗ lực kích thích như là kết quả trực tiếp của khả năng tăng lên trong nền kinh tế Mỹ, tiến bộ trong thị trường việc làm và tỷ lệ lạm phát ổn định. Đến tháng 10/2014, Fed đã hoàn thành và kết thúc chương trình nới lỏng định lượng của họ.
Điều tiếp theo là một chiến lược để bắt đầu giảm bảng cân đối tài chính 4,5 nghìn tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang kết hợp với tăng lãi suất với biên độ hẹp và dần dần. Điều này đã bắt đầu chính sách của Fed về chuẩn hóa định lượng. Đây là đường hướng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang kể từ đó tới nay.
Cục Dự trữ Liên bang đã lặng lẽ giảm bảng cân đối kế toán và đã nâng lãi suất cho vay lên từ 1,75% đến 2% thông qua một loạt các khoản tăng lãi suất nhỏ và dần dần. Chiến lược bình thường hóa của Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục cho đến ngày nay với việc giảm cân đối tài sản và tăng lãi suất.
Khi lãi suất đã tăng cao hơn, chúng ta đã thấy giá trị tăng của chỉ số đô la Mỹ. Mức tăng gần đây trong chỉ số đồng bạc xanh đã có tác động trực tiếp lên vàng – giảm giá. Xu hướng này có thể vẫn còn nguyên vẹn khi mà quá trình bình thường hóa định lượng tiếp tục được nối dài. Do đó, chúng ta có thể thấy áp lực tiếp tục đè nặng lên giá vàng thời gian tới.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,600 -20 | 25,709 -11 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |