Cản trở sự đe dọa của Mỹ
Kể từ khi Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, Nga tăng cường mua vàng với số lượng ước tính mỗi năm là hơn 100 tấn. Năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Nga trở thành người mua vàng lớn nhất thế giới. Theo số liệu chính thức, năm 2016 Nga đã mua đến 201 tấn vàng, chiếm khoảng 38% tổng doanh số bán toàn cầu.
Cùng với động thái đó, Nga cũng lập sàn giao dịch dầu dầu thô dựa trên đồng rúp hay thay thế đồng USD trong giao dịch tại cảng biển bằng đồng rúp…
Bình luận về động thái này của Nga, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc Nga mua nhiều vàng để tích trữ xuất phát từ các lý do kinh tế, chính trị và địa chiến lược. Có thể coi nó như một cây gậy để Moscow cản trở sự đe dọa của Mỹ.
Trước hết, đây là minh chứng cho nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD, tăng vị thế đồng rúp của Nga.
Khi tích trữ vàng nhiều thay vì USD, Mỹ sẽ không còn công cụ kinh tế, tài chính nào để làm suy yếu kinh tế Nga bởi lâu nay Washington vẫn dùng đồng USD làm phương tiện thao túng, chi phối những nước sử dụng và phụ thuộc vào đồng tiền này. Bởi thế, việc Nga tích vàng có thể coi như một chiến lược phòng ngừa đồng USD suy giảm giá trị.
“Siêu cường Mỹ tồn tại được với vai trò thống lĩnh thế giới là nhờ đồng USD. Khi nào đồng USD suy giảm và suy giảm đến đâu thì tương đương với việc siêu cường Mỹ suy giảm đến đấy”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhận định.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia cũng chỉ ra rằng, muốn chuyển đổi đồng rúp thành đồng tiền có thể thông thương trong hệ thống tài chính quốc tế được thì mỗi đồng rúp phải có bản vị vàng kèm theo.
Ở thời điểm này, có thể Nga thấy đồng USD không còn là nơi cất giấu duy nhất nữa, mà trên giao dịch thương mại, tài chính toàn cầu, người ta đã bắt đầu chuyển sang đồng tiền khác và Nga cũng muốn khẳng định đồng rúp của mình có giá trị trên toàn cầu.
“Muốn vậy nhưng Nga không thể tự phong cho mình bằng một quyết định của Duma mà đồng rúp phải có một bản vị vàng của nó. Muốn đưa một đồng tiền ra hệ thống tài chính toàn cầu, muốn được các nước tôn trọng, thậm chí chuyển đổi, dứt khoát quốc gia đó phải có một lượng vàng tương ứng đảm bảo cho đồng tiền đó có giá trị”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nhấn mạnh.
Một lý do khác cũng liên quan đến vấn đề kinh tế, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, động thái tích trữ vàng của Nga diễn ra trong bối cảnh thế giới đang buộc phải chấp nhận đồng tiền ảo bitcoin. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo những rủi ro của loại hình tiền tệ mới này, đồng thời muốn hạn chế nó. Kinh tế Nga vẫn đang rất mong manh, chính quyền của ông Putin lại không biết ai đứng sau bitcoin nên tỉnh táo là đúng.
Xét về mặt chính trị, “nhìn vào những hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ khi lên cầm quyền, Nga không tin vào chính quyền của vị tổng thống này. Ông Trump đã khuấy động thế giới với chính sách “Nước Mỹ trên hết”, mới đây lại phản đối Iran thực hiện thỏa thuận P5+1.
Nhiều bạn bè, đồng minh của Mỹ tỏ ra không mấy tin tưởng vào Washington nữa. Tương tự, với đối thủ như Nga, Trung Quốc, Mỹ cũng có nhiều động thái gây căng thẳng, chưa kể nước này cũng đang vướng vào vấn đề Triều Tiên…
Với những động thái này, có lẽ chính quyền Putin không tin vào Mỹ nữa. Tương lai đồng USD được dự đoán không sáng sủa và chưa biết khi Mỹ gây sự với Iran thì xảy ra điều gì trên toàn cầu và kinh tế thế giới không biết đi đến đâu.
Chính vì thế, tôi cho rằng, chuyện Nga tích trữ vàng còn có lý do là không yên tâm với chính quyền Donald Trump và không yên tâm với nền kinh tế thế giới dưới bàn tay của ông Trump. Như vậy rất có nguy cơ là phải tìm nơi trú ẩn, mà nơi trú ẩn tốt nhất vẫn là vàng”, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược phân tích.
Không thể giúp giải quyết bài toán kinh tế
Dù khẳng định trữ lượng vàng trong lòng đất của Nga lớn nhất thế giới và chưa khai thác hết được, việc Nga tích trữ vàng là để phòng xa nhưng Thiếu tướng Lê Văn Cương khẳng định, vàng không phải là tấm bùa giúp Nga giải quyết bài toán kinh tế của mình.
“Nga tích trữ ngày càng nhiều vàng và đến lúc nào đó, lượng vàng của Nga sẽ chẳng kém Mỹ. Hiện nay lượng vàng của Nga đã bằng 50-60% lượng của Mỹ, mặc dù về GDP Mỹ là 18.000 tỷ USD, Nga chỉ chừng 2.000 tỷ USD.
Lượng vàng này là điều kiện chứ không phải cái tạo ra sự phát triển của kinh tế Nga, là chỗ tựa để phòng khi xảy ra sự cố đột xuất, rủi ro. Nói cách khác, vàng đóng vai trò như chiếc phao cứu sinh cho Nga trong những lúc nguy hiểm, còn muốn phát triển Nga phải thay đổi cơ cấu kinh tế.
Nga kế tục kinh tế Liên Xô là công nghiệp nặng, không cạnh tranh được, trong khi hội nhập quốc tế cần hàng hóa dịch vụ thay đổi.
Nhiệm vụ nặng nề nhất của ông Putin là thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển từ công nghiệp nặng sang công nghiệp tiêu dùng với hàng hóa có khả năng cạnh tranh được với thế giới, chuyển từ khai thác bán năng lượng thành một nước sản xuất hàng hóa và dịch vụ có vị thế trong thương trường thế giới. Hiện Nga phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, khí đốt, bán đi để tiêu xài.
Muốn thay đổi cơ cấu kinh tế thì cần thay đổi cơ chế quản lý kinh tế. Cái này ở Nga đã bị nhóm lợi ích chi phối nên rất khó khăn”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Baodatviet.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,345 -35 | 26,445 -35 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,5001,000 | 121,500500 |
Vàng nhẫn | 119,5001,000 | 121,530500 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |