Phố Wall giảm nhẹ trước thềm cuộc họp ở Jackson Hole
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm nhẹ trong ngày thứ Năm, khi bất ổn chính trị tại Washington khiến nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước những nhận định về chính sách tiền tệ từ lãnh đạo các ngân hàng trung ương tại cuộc họp thường niên tại Jackson Hole, Wyoming, Reuters đưa tin.
Sự tập trung chú ý vào quan điểm của ngân hàng trung ương sẽ là một điểm mới trong 2 tuần vừa qua, khi thị trường chứng khoán bị xáo trộn bởi những lo ngại về địa chính trị, lùm xùm tại Washington và các nhận định gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Mỹ đã có một cuộc tranh cãi mới với các thành viên Đảng Cộng hòa, vốn ủng hộ ông Trump cần thúc đẩy các chính sách của mình. Cụ thể, ông Trump cho biết các lãnh đạo Quốc hội có thể tránh được một “lùm xùm” về việc nâng trần nợ của Mỹ nếu họ nghe theo lời khuyên của ông.
Ngay sau đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Paul Ryan, cho biết Quốc hội sẽ thông qua đạo luật nâng trần nợ liên bang và các nhà lập pháp có một số lựa chọn để tránh tình trạng vỡ nợ.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số Dow Jones lùi 28,69 điểm (tương đương 0,13%) xuống 21.783,4 điểm, chỉ số S&P 500 mất 5,07 điểm (tương đương 0,21%) còn 2.438,97 điểm và chỉ số Nasdaq Composite hạ ,08 điểm (tương đương 0,11%) xuống 6.271,33 điểm.
Giá vàng giảm trước thềm cuộc họp của các “tay chơi lớn” ngân hàng
Giá vàng đóng cửa phiên 24/8 trong sắc đỏ do đồng đô la Mỹ phục hồi khi giới đầu tư theo dõi tín hiệu về lãi suất từ hội nghị thường niên các ngân hàng trung ương tổ chức tại Jackson Hole, Mỹ.
Sau phiên tăng 0,3% ngày 23/8, giá vàng giao tháng 12 giảm 2,70 USD, tương đương 0,2%, xuống 1.292 USD/ounce. Giá vàng kết phiên thứ Hai (21/8) tại 1.296,70 USD/ounce – mức cao nhất kể từ đầu tháng 6.
Diễn biến giá vàng. Biểu đồ: Finviz
Ở thời điểm cập nhật lúc 7h00 sáng theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đang ở mức 1.286 USD/ounce, giảm 0,3% so với mức chốt phiên hôm thứ Tư là 1.290,30 USD/ounce.
Biểu đồ: Kitco
Khi cả Fed và ECB đều sắp công bố các động thái mới, tâm điểm thị trường sẽ tập trung vào họ để tìm kiếm các tín hiệu dù nhỏ nhất, theo Craig Erlam, chuyên gia phân tích cao cấp tại Oanda.
“Do thị trường không mấy quan tâm đến kế hoạch thu hẹp bảng cân đối của Fed, nên người ta sẽ tìm kiếm dấu hiệu về lãi suất. Đối với ECB, họ quan tâm đến việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu – khi nào nó diễn ra, quy mô như thế nào và nó sẽ kéo dài bao lâu”, Erlam nói.
Vàng không phản ứng nhiều trước các số liệu mới về kinh tế Mỹ. Số người xin trợ cấp thất nghiệp tăng từ đáy 6 tháng. Trong khi đó, doanh số bán nhà trong tháng 7 giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm.
Giá vàng bị “đóng khung” trong khoảng 1.200-1.300 USD/ounce trong vòng 7 tháng qua và giới đầu tư tìm kiếm một chất xúc tác thực sự để giá vàng thoát khỏi khoảng này. Chính sách tiền tệ không rõ ràng là một trong những yếu tố kìm hãm giá vàng.
Trey Reik, quản lỹ danh mục tại Sprott Asset Management, nhận định rằng các đợt nâng lãi suất gần đây đã bắt đầu tác động đến nền kinh tế Mỹ đang bị kìm kẹp bởi nợ công. “Trong bối cảnh nợ công sát trần, Fed đã quá chặt tay và chúng tôi cho rằng chu kỳ thắt chặt chính sách của Fed đã gần kết thúc”.
Đồng USD tăng giá chờ bài phát biểu của lãnh đạo Fed, ECB
Đồng đô la Mỹ hôm thứ Năm tăng giá nhẹ trong bối cảnh hội nghị các ngân hàng trung ương mới khai mạc tại Jackson Hole có thể gợi mở các khả năng chính sách tiền tệ toàn cầu.
Chỉ số ICE U.S. Dollar, so sánh đồng bạc xanh với 6 đồng tiền mạnh khác (EUR, JPY, CAD, GBP, SEK, CHF), tăng nhẹ lên 93,30 điểm dù để tuột mức đỉnh trong phiên là 93,38 điểm.
Chỉ số WSJ, đo lường sức mạnh đồng USD với 1 rổ gồm 16 đồng tiền khác, tăng 0,2% lên 86,16 điểm hôm thứ Năm.
Thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi và Chủ tịch Fed Janet Yellen vào thứ Sáu (25/6) tại hội nghị kéo dài 3 ngày tại Jackson Hole, bang Wyoming.
Dù các bài phát biểu sẽ không tiết lộ nhiều, giới đầu tư vẫn sẽ tìm kiếm các tín hiệu mới về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn trong bối cảnh sức khỏe kinh tế khu vực Eurozone đã cải thiện và bà Yellen muốn bình thường hóa chính sách lãi suất ở Mỹ.
Cả ông Draghi và bà Yellen đều tỏ ra quan ngại về việc lạm phát vẫn duy trì thấp dưới mục tiêu 2% dù lao động và các chỉ số khác đều cải thiện. Bài phát biểu của hai vị này được kỳ vọng sẽ gợi mở chính sách trong 4 tháng cuối năm.
Alejandro Zambrano, trưởng bộ phận phân tích tại công ty chứng khoán Amana Capital, nhận định ông Draghi sẽ thể hiện quan điểm từ trung lập đến “diều hâu” khi đề cập đến chính sách tiền tệ của ECB, nhưng cũng có thể gây thất vọng cho thị trường.
Các bình luận “diều hâu” của ông Draghi có thể đẩy giá đồng euro tăng, khiến mục tiêu lạm phát tại khu vực sử dụng đồng tiền chung khó đạt hơn trong trung hạn. Nếu lạm phát lình xình, quá trình thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng của ECB sẽ kéo dài hơn dự kiến, Zambrano phân tích.
Trước các sự kiện này, đồng euro giảm giá nhẹ so với đồng USD còn 1,1802 USD.
So với đồng yen Nhật, đồng USD tăng giá nhẹ ở mức 109,56 yen.
Giá dầu giảm do cơn bão ở vịnh Mexico đe dọa hoạt động lọc dầu
Giá dầu kết phiên 24/8 giảm mạnh do lo ngại một cơn bão cấp độ mạnh ở vịnh Mexico có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu thô.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 10 giảm 98 cent, tương đương 2%, xuống 47,43 USD/thùng – mức thấp nhất trong vòng 1 tuần qua.
Diễn biến giá dầu WTI. Biểu đồ: Finviz
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 10 mất 53 cent, tương đương 1%, xuống 52,04 USD/thùng.
Diễn biến giá dầu Brent. Biểu đồ: Finviz
Trái với thường lệ là các cơn bão tại vịnh Mexico thường đẩy giá dầu tăng do làm hoạt động khai thác bị gián đoạn, cơn bão Harvey là tiêu cực đối với giá dầu thô, nhưng lại tích cực đối với giá xăng, theo Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu thương phẩm tại ClipperData.
Các nhà máy lọc dầu trên đường đi của cơn bão sẽ phải đóng cửa, khiến nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm, đồng thời giảm tồn kho xăng, Smith giải thích.
Harvey trở thành cơn bão hôm thứ Năm và được dự báo trở thành cơn bão mạnh trước khi tiến vào bờ biển Texas hôm thứ Sáu.
Cơn bão hiện đã gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác dầu. Khoảng 9,6% sản lượng dầu thô, tương đương 167,231 thùng, ở vịnh Mexico đã không được khai thác.
Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), vịnh Mexico chiếm đến 17% tổng sản lượng dầu thô của Mỹ và 5% tổng sản lượng khí đốt khô. Hơn 45% công suất lọc dầu và 51% công suất chế biến khí đốt của cả nước được phân bổ dọc theo bờ biển vùng Vịnh.
Ngoài cơn bão, lượng tồn kho cũng là một yếu tố chính tác động đến giá dầu. Tồn kho dầu thô Mỹ đã giảm 8 tuần liên tiếp, nhưng kết hợp với lượng tồn kho xăng giảm, điều này cho thấy nhu cầu trong nước đang cải thiện, theo Brian Youngberg, chuyên gia phân tích năng lượng tại Edward Jones.
Adrienne Murphy, trưởng bộ phận phân tích tại AvaTrade, nhận định OPEC cần cắt giảm mạnh tay hơn sản lượng đồng thời hoạt động khai thác ở Mỹ cũng cần giảm để giá dầu cho thể tăng trong dài hạn.
“OPEC chưa làm ‘những gì cần phải làm’ để đẩy giá dầu. Trong khi điểm hòa vốn của ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ giảm, tạo điều kiện khai thác với giá thành thấp hơn”, Murphy nói thêm.
Giavang.net tổng hợp
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,410 20 | 26,510 20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,300 | 121,300 |
Vàng nhẫn | 119,300 | 121,330 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |