Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi cụ thể đến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu các yêu cầu cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2017.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ phối hợp với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô;
Bảo đảm tăng trưởng tín dụng trên 20% gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng; phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên;
Triển khai nghiêm túc, hiệu quả Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật;
Có giải pháp phù hợp huy động các nguồn ngoại tệ, vàng trong dân phục vụ cho đầu tư phát triển.
Trước đó, tại buổi làm việc giữa Tổ công tác của Thủ tướng với Ngân hàng Nhà nước ngày 18/7 vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đã nhắc đi nhắc lại 3 lần việc Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực USD đang nằm trong dân.
Tại buổi làm việc, Thống đốc Lê Minh Hưng cũng đã nêu quan điểm về việc huy động nguồn lực ngoại tệ, vàng trong dân bằng các giải pháp kích thích chuyển hóa trong thời gian qua.
Thống đốc cho biết các giải pháp điều hành vĩ mô tổng thể những năm qua là rất trúng, nhờ đó nguồn lực ngoại tệ đã chuyển hóa thành VND.
Như năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào gần 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, một phần lớn là từ ngoại tệ nắm giữ trong dân, qua đó chuyển thành đồng Việt Nam và được người dân đưa trực tiếp một phần vào sản xuất kinh doanh, phần khác gửi vào các ngân hàng thương mại.
“Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp huy động nguồn lực tốt nhất trong điều kiện của chúng ta mà vẫn giữ được ổn định vĩ mô, không để những biến động ngoài tầm kiểm soát. Ngay cả với vàng, trong những năm qua chúng ta không mất ngoại tệ để nhập vàng, người dân cũng không đổ nguồn lực mua vàng như trước nữa, chuyển hóa nguồn lực vào nền kinh tế.
Chúng tôi sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ các giải pháp cụ thể huy động các nguồn lực nhưng làm sao bảo đảm ổn định”, Thống đốc nói tại buổi làm việc trên.
Trao đổi trên báo chí, GS. TSKH. Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, việc đưa ra giải pháp huy động được nguồn lực vàng, ngoại tệ thời điểm này là rất khó. “Trong thời gian qua, có nhiều thời điểm lạm phát bất ổn, tiền đồng mất giá nên đa số người dân vẫn có tâm lý chia tiền ra làm 3 phần, một phần gửi tiết kiệm, một phần USD, một phần vàng để đảm bảo trong mọi trường hợp. Chính vì tâm lý này, việc muốn huy động nguồn lực ngoại tệ hay vàng trong dân không phải là dễ”, ông Lược cho biết.
Theo ông Võ Đại Lược, trong bối cảnh hiện này, chỉ có thể huy động nguồn lực trong dân thông qua việc khuyến khích đổ tiền vào các kênh đầu tư, trong đó có chứng khoán. Nếu phát triển được thị trường chứng khoán bền vững, người dân sẵn sàng bán vàng, USD để đầu tư.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng, việc huy động nguồn lực trong dân cần được hiểu là có cơ chế, chính sách làm sao để tạo được môi trường vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện, giá trị và niềm tin vào VND được củng cố, qua đó sẽ kích thích nguồn lực vàng và ngoại tệ chuyển động, đi vào sản xuất, kinh doanh.
“Khi môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi thì vàng vẫn được coi là nơi trú ẩn an toàn để người dân bảo toàn tài sản của họ. Việc tìm cách chuyển vàng trong dân thành tiền đầu tư sản xuất là vấn đề không dễ và cũng chứa đựng không ít rủi ro”, ông Thành nhận định.
Cũng đề cập đến việc huy động vàng trong dân, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, bản chất của việc huy động vàng là đi ngược lại với nguyên tắc kinh tế. Bởi vàng hiện được cất giữ trong dân có bản chất như mọi tài sản khác và chỉ ưu việt hơn về việc cất giữ, bảo quản.
“Để đồng tiền Việt mạnh và ổn định, tôi không tán thành việc huy động vàng hay USD. Bởi lẽ nếu thực hiện huy động bằng cách thêm chức năng lãi suất, vàng và USD sẽ có thêm chức năng lưu thông trở thành phương tiện thanh toán, dễ gây hỗn loạn cho thị trường, khó khăn cho công tác điều hành tiền tệ”, ông Thành nêu quan điểm.
Do vậy, theo ông Thành, NHNN cần kiên định con đường tách vàng và USD ra khỏi lưu thông và đưa vào vận hành theo các nguyên tắc của thị trường tài sản.
Theo Taichinh.
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
26,410 20 | 26,510 20 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 119,300 | 121,300 |
Vàng nhẫn | 119,300 | 121,330 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,0840 | 25,4540 |
AUD |
16,2380 | 16,9280 |
CAD |
17,7270 | 18,4810 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,8480 | 28,3200 |
CHF |
28,5820 | 29,7970 |
GBP |
31,8310 | 33,1840 |
CNY |
3,4670 | 3,6140 |