Phiên đầu tuần 24/6, vàng miếng SJC tiếp tục duy trì mức giá dưới 77 triệu đồng/lượng – ghi nhận phiên đi ngang thứ 12 liên tiếp kể từ ngày 7/6/2024.
Tính từ vùng giá đỉnh lịch sử 92,4 triệu đồng hôm 10/5 đến này, vàng miếng SJC đã giảm 15,42 triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch với giá vàng thế giới từ mức gần 20 triệu đồng ngày 10/5 giảm xuống còn khoảng hơn 3 triệu đồng trong phiên hôm nay.
Trong khoảng thời gian gần 20 ngày khi giá vàng miếng giữ nguyên tại 76,98 triệu đồng/lượng, vàng thế giới vẫn liên tục di chuyển tăng/giảm, chênh lệch với vàng miếng cũng liên tục tăng/giảm theo sự điều chỉnh của giá vàng thế giới, nhưng luôn duy trì trong khoảng từ trên 2 triệu đến dưới 5 triệu đồng. Theo các chuyên gia, đây là mức chênh hợp lý cho khoảng cách giữa vàng miếng trong nước và thế giới, nên đây có thể là nguyên nhân vàng miếng SJC giữ nguyên 1 mức giá trong thời gian qua.
Cập nhật giá vàng miếng SJC trên thị trường chiều nay, mua vào ổn định trong khoảng 74,98-75,50 triệu đồng/lượng, bán ra 76,98 triệu đồng/lượng. Chênh lệch mua – bán giữ ở ngưỡng 1,48-2,0 triệu đồng.
Tại thị trường vàng nhẫn hôm nay, sau khi kết thúc phiên sáng với mức giá dưới 75,9 triệu đồng/lượng, đã ghi nhận xu hướng tăng trong phiên chiều và tiến lên sát mốc 76 triệu đồng khi vàng thế giới vượt mốc 2330 USD.
Giá mua – bán vàng nhẫn tại một số doanh nghiệp chiều 24/6:
Sau khi tăng lên 2.332 USD thời điểm 15h (Việt Nam), giá vàng thế giới hiện tại (17h) đã lùi xuống ngưỡng 2.325 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.920 VND/USD) vàng thế giới đứng tại 73,47 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), thấp hơn vàng miếng SJC 3,5 triệu đồng, giảm 200.000 đồng so với cuối tuần trước. Mức giá 2332 USD của vàng thế giới sau quy đổi đạt 73,69 triệu đồng, thấp hơn vàng miếng SJC 3,3 triệu đồng.
Giá vàng thế giới khởi động tuần giao dịch mới với xu thế tăng, sau những pha giằng co mạnh trong tuần trước. Tuần này, nhiều báo cáo kinh tế quan trọng của Mỹ sẽ được công bố, nên giá vàng có khả năng sẽ tiếp tục biến động mạnh. Trong đó, sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư sẽ dành cho báo cáo chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 5, dự kiến được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu. PCE – là thước đo lạm phát được Fed ưa chuộng – được dự báo sẽ tiếp tục cho thấy sự giảm tốc của lạm phát.
Ngoài ra, các báo cáo kinh tế Mỹ khác khác gồm dữ liệu niềm tin người tiêu dùng tháng 6, chỉ số giá nhà tháng 4, doanh số bán nhà mới, báo cáp GDP quý 1 điều chỉnh, số đơn đặt mua hàng hoá lâu bền… cũng đều có thể ảnh hưởng tới kỳ vọng lãi suất Fed và diễn biến giá vàng.
Nhìn về trung và dài hạn, giới phân tích dự báo giá vàng sẽ tiếp tục được nâng đỡ bởi rủi ro địa chính trị ở mức cao và nhu cầu mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương.
Trong một cuộc khảo sát thường niên của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), có 29% số ngân hàng trung ương được hỏi cho biết có ý định tăng dự trữ vàng trong 12 tháng tới – tỷ lệ cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu vào năm 2018. Năm 2022 và 2023, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mua ròng tương ứng 1.082 và 1.037 tấn vàng, lượng mua ròng lớn nhất và lớn thứ hai trong lịch sử.
tygiausd.org
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
USD chợ đen |
25,630 0 | 25,730 0 |
Giá đô hôm nay |
Mua vào | Bán ra | |
---|---|---|
Vàng SJC | 82,500 | 84,500 |
Vàng nhẫn | 81,500 | 82,800 |
Tỷ giá hôm nay |
||
---|---|---|
Ngoại Tệ | Mua vào | Bán Ra |
USD |
25,08424 | 25,4544 |
AUD |
16,23851 | 16,92853 |
CAD |
17,72720 | 18,48121 |
JPY |
1600 | 1700 |
EUR |
26,848110 | 28,320116 |
CHF |
28,582120 | 29,797125 |
GBP |
31,831-144 | 33,184-150 |
CNY |
3,4676 | 3,6146 |