Triển vọng giá dầu, vàng tuần 12 – 16/9 08:13 12/09/2022

Triển vọng giá dầu, vàng tuần 12 – 16/9
  • Chốt tuần, giá dầu Brent và WTI giảm lần lượt 0,2% và 0,1% sau khi có thời điểm chạm đáy 7 tháng.
  • Giá vàng giao ngay và tương lai tăng lần lượt 0,5% và 0,3% trong tuần vừa qua do đồng USD suy yếu.

Giá dầu WTI chốt tuần ở ngưỡng 86,1 USD/thùng, giảm 0,1% so với tuần trước đó. Trong tuần, giá dầu WTI chạm đáy 7 tháng ở ngưỡng 81,2 USD/thùng bắt nguồn từ quan ngại phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc.

Trong khi đó, giá dầu Brent khép lại tuần cũ ở mức giá 92,42 USD, giảm 0,2%. Trước khi hồi phục trong hai ngày cuối tuần, giá dầu Brent cũng chạm ngưỡng thấp nhất 7 tháng 87,25 USD/thùng.

Dù tăng mạnh trong hai phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu vẫn giảm trong tuần vừa qua. Ảnh: Reuters.

Tâm điểm chú ý của nhà đầu tư trong tuần vừa qua là kết quả cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+). Trong bối cảnh Iran và các quốc gia phương Tây cùng ngồi lại vào bàn đàm phán, tổ chức này thống nhất cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày trong tháng 10, tương đương 0,1% lượng dầu tiêu thụ toàn cầu. Cộng với việc sản lượng của tổ chức này luôn thấp hơn mục tiêu đã đề ra, việc cắt giảm thêm 100.000 thùng/ngày làm gia tăng quan ngại khan hiếm nguồn cung dầu trên thị trường, đẩy giá mặt hàng này tăng lên.

Tuy nhiên, đà tăng ngắn chẳng tày gang khi ngay sau đó, giá dầu giảm hai phiên liên tiếp với mức giảm gần 8% trước một lý do không hề xa lạ: nỗi lo giảm cầu.

Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới cho phong tỏa nhiều địa phương quan trọng, trong đó có Thành Đô và Thâm Quyến, nhằm chặn đứng đà lây lan của dịch bệnh. Trong chưa đầy một tháng, Tập đoàn tài chính Nomura có lần thứ hai hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khi nhóm nghiên cứu của tập đoàn này ước tính có tới 12% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đông dân nhất thế giới chịu tác động tiêu cực từ các quy định phòng dịch Covid-19.

Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất kỷ lục 0,75% nhằm sớm kiểm soát lạm phát dù họ phải đánh đổi tăng trưởng của khối. Bên cạnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng được dự báo tiếp tục tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp ngày 20-21/9 tới. Kỳ vọng lãi suất tăng cao đẩy giá đồng USD lên đỉnh 20 năm, tác động tiêu cực tới giá dầu.

Nhưng một lần nữa, quan ngại thiếu cung quay trở lại sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ dừng cung cấp năng lượng cho bất cứ quốc gia nào áp giá trần đối với dầu mỏ của quốc gia này. Trước đó, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt qua hệ thống đường ống Nord Stream 1 vô thời hạn.

Giá dầu WTI trong xu hướng giảm trong hơn 10 tuần liên tiếp, hiện thấp hơn dải Bollinger trung bình hàng tuần, theo Sunil Kumar Dixit, Giám đốc chiến lược kỹ thuật tại SKCharting. Chỉ dấu stochastic hàng tuần cũng đang vùng quá bán.

Khả năng giá dầu tăng trong ngắn hạn lên dải Bollinger trung bình hàng ngày 89,4 USD/thùng rất sáng”, ông nhận định.

Nếu như có thể tiếp tục vượt ngưỡng 90,4 USD, chúng tôi dự báo giá dầu WTI có thể kiểm chứng các mức giá EMA 50 tuần 92,35 USD/thùng, EMA 50 ngày 93,9 USD/thùng và SMA 200 ngày 96,4 USD/thùng”, ông nhận định.

Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng giá dầu chịu sức ép đi xuống.

“Ngược lại, nếu như thủng ngưỡng 82,5 USD, giá dầu WTI có thể giảm về ngưỡng SMA 100 tuần 76,7 USD/thùng”, ông chia sẻ.

Kim loại quý

GIá vàng tương lai giao tháng 12 trên sàn Comex chốt tuần ở ngưỡng 1.727,6 USD/ounce, tăng 0,3% sau khi giảm 5,2% trong ba tuần trước đó. Giá vàng giao ngay chốt tuần ở ngưỡng 1.717,62 USD/ounce, tăng 0,5%.

Giá vàng tăng sau sau khi giảm hơn 5% trong ba tuần trước đó. Ảnh: Reuters.

Chỉ số Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm ngày thứ 3 liên tiếp từ đỉnh 20 năm xuống 108,35 điểm. Đồng USD suy yếu dù một số quan chức Fed ủng hộ phương án tăng mạnh lãi suất trong kỳ họp cuối tháng 9 tới nhằm kiểm soát lạm phát.

“Vàng tăng trong bối cảnh xung lực lên giá của đồng USD phai nhạt”, Ed Moya, Chuyên gia phân tích tại OANDA, nhận định.

Tuy nhiên, Dixit cảnh báo, rủi ro giá vàng giảm về ngưỡng SMA 200 tuần 1.675 USD/ounce và EMA 50 tháng 1.672 USD/ounce vẫn hiện diện.

Ông nhận định kết quả báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Mỹ sẽ góp phần định hướng giá vàng trong thời gian tới.

Trong ngắn hạn, nếu không thủng ngưỡng 1.712 USD/ounce, giá vàng có thể tăng lên các mốc 1.728 USD/ounce và EMA 5 ngày 1.732 USD/ounce. Nhưng nếu giảm xuống dưới ngưỡng này, giá vàng có thể tiếp tục lùi về các mốc 1.705 USD/ounce và 1.700 USD/ounce. Thậm chí, mức giá 1.690 USD/ounce cũng có thể được kiểm chứng”, ông nói.

Theo NDH

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,655 -45 25,755 -45

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 82,500 84,500
Vàng nhẫn 81,500 82,800

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,0840 25,4540

  AUD

16,2380 16,9280

  CAD

17,7270 18,4810

  JPY

1600 1700

  EUR

26,8480 28,3200

  CHF

28,5820 29,7970

  GBP

31,8310 33,1840

  CNY

3,4670 3,6140